Trang:Dong Duong xua va nay.pdf/32

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Trang này đã được phê chuẩn.
28
 

Độ một trăm năm nay, về năm 1827, người Xiêm tàn-hại xứ Lào, phá kinh-thành, bắt nhân-dân khỏe mạnh đem đi đầy. Về năm 1893, người Xiêm tàn-phá tỉnh Trấn-Ninh cũng độc-ác như vậy. Vào giữa hai lần tàn-phá này thì xứ Lào lại bị người Hồ (Les Hos) là nòi giống Tầu tàn-hại.

Vì sự xâm-chiếm còn đang liên-tiếp, nếu người Pháp không ngăn-ngừa thì có lẽ người Mi-ao (Miaos) cũng lại noi theo cái cổ-lệ[1].

Người ta có thể xem như cái cách đối đãi của người bênh-vực giả người Cao-Mên là người Xiêm, mà xét cái số-phận người Cao-Mên khi bị người An-Nam chinh-phục. Về việc này, thì ông A. Bouinais và ông A. Paulus đã nói trong quyển sách của hai ông soạn là quyển: « Nước Pháp ở Đông-dương » (La France en Indochine. Paris 1890) như său này:

« Những cuộc xâm-chiếm của người Xiêm làm cho nhân-dân xứ Cao-Mên tán lạc đi nhiều.

« Ông Lagrée nói: ở hai bên bờ Hồ dân-sự hình như biến đi mất cả. Tỉnh Com-bông-Soai (Kompong-Soai) không bị hủy-hoại lắm là vì ở xa nơi chiến-trường[2].

« Miền Buya-Sa (Pursat) là con đường mà sự xâm-chiếm thường xẩy ra, nên nhân-dân trong miền hầu như gần hết. Cái tỉnh khốn-nạn này tuy to rộng thế mà chỉ còn có vài nghìn người thôi. Người Xiêm lấy sức-mạnh hay là lấy mưu-kế, nên những dân-tộc miền này mới bị mang đến tỉnh Bat-tam-Bang (Battambang), và xa nữa, là trên con đường về mạn kinh-thành Bàn-cổ (Bangkok) ».

Ta hãy chưng-danh quyển « Sử-ký Thanh-hoa » (Le Parfum des Humanités) là quyển sách hay của ông Vayrac soạn mà ông Nguyễn-Văn-Vĩnh dịch nôm. Quyển sách này đã được nhiều người An-nam hoan-nghênh.

Sự nghiệp vua A-lệ-san.

« Trong lịch-sử, A-lệ-San đại-đế thực đứng vào cái địa-vị một bực đi tiếm-địa để mà truyền-bá văn-minh. Trước đại-đế ở Ai-Cập, ở Ni-ni (Ninive), ở Ba-Bi-Lon (Babylone), các dân-tộc đã trải qua những thời-đại tàn-sát gớm-ghê, tuyệt-diệt cả nòi, cả nước người ta. Về sau lại một thời-đại có những bực đại-tướng bên châu Á, đi cướp nước thiên-hạ như bọn Át-ti-La, bọn Mi-hi-ra-cu-la (Mihirakula), bọn Thành-cát-tư-hãn, bọn Hạt-lỗ (Houlagou), bọn Thiết-mộc-nhi, đem quân đi đánh phá các nơi, đến đâu như thiên-tai giáng-họa nhân-dân,

  1. Cổ lệ = cái lệ đời trước di truyền lại.
  2. Chiến-trường = nơi quân lính đánh nhau.