Về năm 1918 ở Hà-nội mở ra cuộc hội-chợ hàng năm. Cuộc hội-chợ này làm cho nhiều người biết sự tiến-bộ của những thợ tài khéo An-nam và Cao-mên và lại là một việc khuyến-khích cho thợ thuyền vậy.
Về dịp Âu-châu đại-chiến, người Pháp ở đây tuy ít nhưng cũng mở ra nhiều xưởng kỹ-nghệ mới. Những xưởng kỹ-nghệ này tuy chưa được hoàn-thành tất cả, nhưng cũng đủ gây thành bọn thợ giỏi bản-xứ. Trong mấy năm về sau nhiều người An-nam làm những việc thầu khoán rất quan-trọng.
Nhiều người An-nam chiếm được những nghề rất lợi như việc dẫn-thủy nhập điền, làm đường sá và xây những công sở. Những công việc này cần phải có nhiều tiền thì người An-nam đã nhờ được những nhà ngân-hàng của người Tây giúp đỡ.
Bắt đầu từ thời-kỳ đó hạng trung-lưu An-nam xem ra là một hạng người quan-trọng trong xứ. Ngày xưa thì làm gì có cái hạng người trung-lưu ấy đứng ở giữa, dưới thì hạng nhà quê, bị ngăn cấm không được làm giầu, trên thì hạng nhà nho và quan-trường, rất khinh-bỉ nghề làm bằng tay, thương-mại và kỹ-nghệ.
Ngày nay nhân-dân biết quý trọng nghề-nghiệp và biết su-hướng về đường buôn-bán. Việc chế nghĩ ra việc gì mới lạ và làm việc gì thành lập đều được ân thưởng. Vì thế nên đã thấy nhiều người An-nam thông-thái có thể đóng một vai trong đám quan-trường, ra đứng đầu những nhà buôn bán hay là những xưởng kỹ-nghệ to.
Nhất là ở Hà-nội lại mới sản ra một hạng tiểu-trung-lưu rất đông-đúc như người bán tạp-hóa, thợ nguội, thợ húi tóc, thợ đóng giầy, thợ thêu, người bán hàng cơm tây, người thầu khoán, người vận-tải, thợ trồng răng, thợ chụp ảnh, vân vân.
Hạng tiểu-trung-lưu này là cái chứng cớ tỏ ra rằng nhân-dân rất là cần-mẫn trong việc làm ăn. Hạng tiểu-trung-lưu này cần-kiệm, xây nhà cửa, tậu ruộng-nương và có tiền gửi nhà ngân-hàng nữa. Thật là một cái sức mạnh cho sự trật-tự của xã-hội, vì rằng trong xứ mà thái-bình thì những người ấy đều được hưởng lợi-lộc cả.
Trên hạng tiểu-trung-lưu này có một hạng trung-lưu, ngày xưa ở xứ này cũng không có, là hạng đứng vào giữa hạng tiểu-trung-lưu và phái nhà nho.
Hạng trung-lưu này là những tham-tá chuyên-môn, những kỹ-sư học ở Pháp về, những chủ đồn-điền và những thực-dân theo gương người Tây, những người buôn tầu, những nhà kỹ-nghệ quản-đốc những nhà máy tối-tân.
Hạng trung-lưu này hưởng tiền của của mình chẳng sợ hãi như xưa, lại được Chính-phủ tôn-trọng. Hạng này lại đại-diện cho nhân-dân