Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/15

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
13
GƯƠNG SỬ NAM

Lúc đương đánh thì duy tân chắc ở phen này, lúc đã hòa thì thủ cựu lại hơn khi trước.

Tuy rằng buổi ấy cũng có dâng sớ xin cho các nước thông thương, như là ông Phạm-phú-Thứ, là quan Tổng-đốc, dâng thơ xin đổi phép cai-trị trong nước, như là ngươi Nguyễn-trường-Tộ là kẻ học trò. Những người thông hiểu tình thế ngoại quốc, chẳng qua được một vài người, mà khăng khăng giữ lấy thói quen, phần ấy là một phần nhiều trong một nước.

Xem như năm 1876, là năm vua Tự-đức thứ 28, có thi các người cống-sĩ ở đền ngoài, Ngài có ra một câu văn sách hỏi rằng: « Nước Nhật-bản theo học nước Thái-tây mà nên được nước phú cường. Thế thì nước ta có nên bắt chước không?» Các người cống-sĩ tâu rằng: « Nước Nhật-bản thủa trước vẫn là theo sự văn-minh nước Tầu, mà bây giờ thay đổi thói cũ theo nước Thái-tây, dẫu là có nên ra nước phú cường, về sau cũng hóa ra loài mọi rợ. » Than ôi! không hiểu tình thế ngoại quốc mà không theo, lỗi ấy còn là lỗi nhỏ; đã hiểu tình thế ngoại quốc mà không chịu theo, lỗi ấy mới là lỗi to. Các sự lỗi ấy, có phải ở quân tướng mình mà thôi đâu, tưởng rằng những kẻ sĩ phu nước ta, cũng không chối được cái lỗi ấy vậy. Sách có nói rằng: « trong nước ắt là mình tự đánh lấy, mà sau người ta mới đánh mình » thế mới biết rằng cái sự lỗi ấy, bởi tại nước mình, dẫu rằng nước Lang-sa không lấy mình, thời nước khác cũng lấy mà thôi, không nên trách tại ai vậy.