Bước tới nội dung

Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/16

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
14
GƯƠNG SỬ NAM

TIẾT THỨ HAI


Nói về nước Lang-sa cai trị nước ta.

Từ khi nước Lang-sa nhận việc bảo-hộ nước ta, lúc ấy còn là phải dùng binh để dẹp loạn, nên chi lấy quan võ mà kiêm chức Toàn-quyền. Từ năm 1884, mới đặt quan văn làm Toàn-quyền đại-thần, từ ông Paul Bert là đầu. Lúc ấy nước ta vua Hàm-nghi mới bỏ chạy, vua Đồng-khánh mới dựng lên, trong nước còn là nhiều giặc cướp. May mà gặp được ông Paul Bert là người khôn ngoan thông thái, có danh tiếng trong nước Lang-sa. Khi đã đến nước ta, thì giao giả lại kinh thành cho ta, mà đặt ông Nguyễn-hữu-Độ ra làm Kinh-lược Bắc-kỳ. Nghĩa là để quyền cho quan ta mà cai trị lấy dân ta, lại lập hội-đồng ở Bắc-kỳ, cũng là muốn mở trí dân ta lấy sự khai hóa. Ông ấy còn đương tính toán làm cho ta nhiều sự ích lợi, chẳng may mất ở Hà-nội, người nước ta cũng lấy làm tiếc.

Năm 1889, là đời vua Thành-thái năm thứ 3, lại có ông de Lanessan sang làm Toàn-quyền. Ông này cũng là một người thông thái. Buổi ấy trong nước ta giặc cướp còn là chưa yên. May mà nhờ ông ấy lấy lòng tin cậy nước ta, như là đặt ra lính cơ giao cho các tỉnh, mà được phép dùng súng ống. Từ đó việc giặc cướp một ngày một yên. Mới bắt đầu sửa sang đường xá, để mà làm đường xe lửa là những việc có ích lợi.

Xem ra trong đời ông ấy, cũng có đặt ra thuế tín-chỉ, đặt ra thuế rượu, nhưng mà kẻ mua kẻ bán, đều được thung dung. Trước cũng là lợi cho nước, sau cũng tiện cho dân vậy.

Năm 1892, là năm vua Thành-thái thứ 7, ông Rousseau sang làm Toàn-quyền đại-thần. Ông này là người lão-thần, tính khí khoan hòa, không muốn sinh sự nhiễu dân, nước