đến 10.000 thước tây. Ruộng Bắc-kỳ đã không bằng ruộng Nam-kỳ, mà theo cái thước đời vua Minh-mạnh đã định, thì một mẫu chỉ có 4.000 thước tây, đến năm 1897 thì lại rút lại chỉ còn 3.600 thước. Xét lại trong hai xứ ấy, thuế lệ đều là một hạng như nhau, mà số mẫu thì bên rộng bên hẹp khác nhau, như thế tưởng cũng không phải là lẽ công bình vậy.
Đến như thuế đinh, là phần nhiều những đứa bần cùng phải chịu, như thế thực cũng là nặng. Xét ra thuế đinh đặt ra, đều là từ đời nhà Trần chỉ là những người có ruộng phải chịu mà thôi, về sau thì bất câu là người có ruộng, người không ruộng cũng đều phải chịu. Thế thì bầy ra thuế ấy, cũng đã lâu đời, không phải từ nhà-nước Lang-sa mới đặt ra thuế ấy vậy. Nhưng tiếc vì người nước ta, thuế ruộng thuế đinh, không chịu khai thực, nên chi trong sự định thuế bây giờ, không cứ vào đâu mà làm cho chắc chắn được. Như cũng có làng đương còn ẩn lậu mà chưa phải ra; cũng có làng đã quá số đi rồi mà lại phải chịu nặng. Thuế muối thuế rượu là thuế tạp hạng, dẫu trong địa cầu này, nước nào cũng là có thuế ấy. Nhưng mà nhà-nước cho dân làm mà thu thuế, thì dân được nhờ, nếu mà nhà-nước làm lấy bán lấy, thì dân mất sự nghệ nghiệp, vả lại nhà-nước cũng không có thể đủ người mà làm được, thì phải cho người ta lĩnh-trưng, thế thì nhà-nước chỉ lấy một phần, mà người lĩnh-trưng ấy lấy đến hai phần, dân làm sao mà không khốn? Ấy là kể mấy cái thuế lớn mà thôi, mà xem ra ý nhà-nước, cũng đã hiểu những sự dân ta phàn nàn, thì chắc cũng đã kiếm cách để mà chữa sửa trong các thuế ấy. Lại phải biết rằng: sự bớt thuế ấy không phải dễ đâu, vì những số chi tiêu đã nhất định rồi, nếu mà muốn