Bước tới nội dung

Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/22

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
20
GƯƠNG SỬ NAM

chịu học, có học thì chẳng qua là những người hèn-hạ, học để mà làm thông-ngôn. Còn như những người tử-tế, cùng là con cháu những nhà sang-trọng, chỉ đua nhau học chữ nho, theo đường thi-cử, thế thì dẫu bảo rằng nhà-nước mở trường, để mà dậy ai? Vả lại xem trong ba bốn năm nay, nước ta đã có ý muốn thay đổi trong việc học-hành, thì nhà-nước cũng đã đặt ra nhiều trường-học, lại lập lên trường cao-đẳng. Nhưng mà nhà-nước mới mở đường rộng rãi, thì người nước ta lại sinh ra việc thù-hiềm. Như là tỉnh Quảng-nam thì xướng lên việc xin thuế; tỉnh Nghệ-an, tỉnh Hà-tĩnh, thì xướng lên việc du-học; sứ Bắc-kỳ thì đặt ra trường Nghĩa-thục, đều là phản đối lại với nước Lang-sa. Cách mình ăn ở như thế, mà trách rằng người ta không chịu dậy mình, thì trách làm sao được?

TIẾT THỨ BA


Nói về việc người nước ta nên trông cậy nước Lang-sa.

Từ khi nước Lang-sa cai-trị nước ta, thì trên là vua, giữa là các quan, dưới là dân sự, ai ai cũng là nhờ ơn bảo-hộ, nhưng dẫu thế mặc lòng, không có thể nào cho khắp mọi người đều bằng lòng cả, vì chưng cũng có người thi đã đậu rồi, mà không được bổ làm quan; hoặc là làm quan đã thôi rồi, mà không được bổ lại; hoặc là cha ông có tội, mà con cháu tích lấy làm thù. Những hạng ấy là nhiều về những hạng trung-lưu xã-hội. Vả xem lại từ khi nước Lang-sa đến Gia-định, cho đến khi ra Bắc-kỳ, trừ ra những loài giặc cướp, không nên kể làm gì, còn như những người có học hành, mà phản đối lại với nhà-nước; như Gia-định thì có thủ-khoa Huân, Trung kỳ thì có phó-bảng Hiệu, tiến-sĩ Phùng, Bắc-kỳ thì có tán Thuật. Những