Bước tới nội dung

Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/26

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
24
GƯƠNG SỬ NAM

ra một nước mạnh lớn, cũng chẳng khác như nước Nhật-bản trong đời bây giờ. Cơ hội thứ hai là đời vua Tự-đức, lúc ấy nước Lang-sa đã đến nước ta, nếu khiến ta mà biết sửa sang trong việc học hành, thì ta đã nên ra một nước tự-chủ, cũng chẳng khác gì nước Tiêm-la trong đời bây giờ. Hai cái cơ hội ấy là việc đã qua rồi, không nên trông mong làm gì, còn cái cơ hội thứ ba là việc tương-lai, còn có thể mà trông mong được. Nghĩa là từ giầy mà đi, người nước ta phải nương dựa lấy nước Lang-sa, để mà thay đổi trong việc học hành, thì về sau sự khôn ngoan mình đã tấn tới rồi, chắc là nước Lang-sa cho mình tự-chủ ở trong, nước Lang-sa bảo-hộ ở ngoài, thì về sau mình cũng như nước Gia-nã-đại, (le Canada), nước Uc-đại-Lị (l'Australie) là thuộc-địa của nước Hồng-mao (l'Angleterre). Mà lại phải biết rằng: việc tự chủ lấy vì chưng gặp nước Lang-sa thì mới mong được, gặp lấy nước khác thì lại không xong.

Cớ thứ nhất là vì trong cách các nước lấy thuộc-địa trong đời bây giờ, dẫu là nước nào cũng cốt đem dân ra ngoài mà ở. Mà nước Lang-sa thì khác hơn các nước. Xem như nước Anh nước Phổ dân đi thuộc-địa phần nhiều là những kẻ bần cùng, mà những kẻ bần cùng ấy đã đi ra ngoại-quốc, không còn mong về xứ sở cũ mình nữa. Còn như nước Lang-sa, thì dân sự giầu có. Xưa nay vốn là quen tính phong lưu. Vả lại từ đời vua Nã-pha-luân đệ nhất (Napoléon 1er) đã định các luật quân phân gia tài, thì con giai con gái, cũng đều có phần, nên chi ai nấy cũng đều có của sung sướng. Vì cớ sung sướng ấy, thì chẳng kể những người quan lại làm gì, dẫu đến người làm ruộng người đi buôn trong ba bốn năm, cũng đã giở về xứ cũ của mình, thế mới biết rằng nước Lang-sa lấy thuộc-địa, cũng là lấy để làm nơi đi chơi, không phải là lấy làm nơi trường-trú vậy.