Bước tới nội dung

Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/27

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
25
GƯƠNG SỬ NAM

Cớ thứ hai, xem ra bây giờ, các nước chung quanh nước mình, hoặc có nước đã mạnh rồi, hoặc có nước đương còn sắp mạnh. Thế thì giữ cõi Đông-dương này, phải nhiều binh lính; nhiều binh lính thì phải tốn nhiều tiền bạc.

Xem ra từ thủa nước Lang-sa đến lấy nước ta, cho đến bây giờ, phỏng chừng tốn kém đã đến 700 triệu rồi, mà sự ích lợi cũng không được bao nhiêu, nên chi dẫu có muốn chở nhiều binh lính, tốn nhiều tiền của, mà đem sang nước ta, thì dân sự tưởng cũng có nhẽ không ưng. Xem như trong mấy năm nay, các quan chính-phủ đại-thần đã xướng lên rằng: « nước Lang-sa phải công ti với nước ta », cũng là muốn cố kết lấy lòng người, để mà lấy người nước ta giữ nước ta vậy.

Xem hai cớ ấy thì biết rằng ta gặp nước Lang-sa bảo-hộ, cũng là một cái sự may cho người nước ta vậy.

Thế thì bây giờ muốn tự-chủ thì phải làm ra thế nào?

Nói rằng: muốn tự-chủ thì phải học; học thì phải lấy nước Lang-sa làm thầy.

Mà sự học ấy không phải là muốn cho mau cho chóng được đâu? ví như làm nhà thì trước phải đắp cái nền, giồng cây thì trước phải ương cái hột, ấy là một cái nền độc-lập, một cái hột văn-minh. Có nền thì nhà có thể dựng nên to, có hột thì cây có thể giồng nên nhớn, tuy rằng sự học hành mình đã tấn tới rồi, chắc thế nào cũng sinh ra sự cạnh tranh. Nhưng mà cạnh tranh lấy sự hòa bình, không phải cạnh tranh lấy sự kịch liệt, như là người nước mình những người tư-chất cao, mà học được khoa chuyên