THIÊN THỨ HAI
Bàn về việc nước ta giao thiệp với nước Tầu.
Xét ra nước Tầu cai-trị nước ta, trước sau có hai lần; lần thứ nhất là từ đời vua Thủy-hoàng nhà Tần, lấy nước ta chia làm ba quận, nhưng mà chưa phải là cách cai-trị. Kể cách cai-trị nước ta, mới từ vua Hán Vũ-đế là đầu, từ nhà Tây-Hán cho đến nhà Nam-Hán, vận hội đến 1.000 năm. Lần thứ hai cai-trị nước ta là nhà Minh, chỉ có mười bốn năm mà thôi.
Xem ra các đời ấy, có lúc thì dân ta chịu phục, có lúc thì dân ta không phục. Tưởng cũng bởi vì trong sự cai-trị mà ra.
Nhưng mà xét sự cai-trị ấy có hai cách: một cách là nhẽ chung, nghĩa là việc phải nên làm như thế thì phải làm, dẫu có nặng nề thế nào thời dân ta cũng không nên oán. Một cách là quyền mạnh, nghĩa là công việc không đáng làm như thế, mà cũng cứ làm, dẫu là đè nén thế nào thời dân ta cũng không chịu theo. Mà cái nhẽ chung ấy thường bởi ý kiến chung của nhà-nước. Cái quyền mạnh ấy thường bởi ý kiến riêng một hai người.
Vậy nên trừ ra những đời Nam-triều, cùng đời Ngũ-quí, dẫu có cai-trị nước ta, nhưng cũng là những đời suy loạn, không nên kể làm gì. Mà lấy nhà Tây-Hán nhà Đông-Hán làm hồi thứ nhất; nhà Ngô nhà Tấn làm hồi thứ hai; nhà Đường làm hồi thứ ba; nhà Minh làm hồi thứ tư, chia làm bốn hồi, rồi so sánh trong việc cai-trị, mà xét ra cái gì là phần chung của nhà-nước, cái gì là bởi ý riêng của