Bước tới nội dung

Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/30

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
28
GƯƠNG SỬ NAM

quan lại, để cho biết dân nước ta phục cùng chẳng phục, bởi tại cớ gì, thử kể ra như sau này:

Một khoản là xét công việc nước Tầu cai-trị về phần chung của nhà-nước ra thế nào?

Từ đời nhà Tần, vua Thủy-hoàng lấy nước ta, chia làm đất Nam-hải, đất Quế-lâm, đất Tượng-quận, mà đặt một quan úy ở đất Nam-hải, quan lịnh ở đất Long-xuyên, thế thì làm sao mà trông nom cho khắp mọi việc được? Nên chi trong đời ấy chưa phải là cách cai-trị. Làm thực ra việc cai-trị, từ vua Hán Vũ-đế là đầu. Lúc ấy chia đất ta ra làm chín quận, mỗi một quận có đặt quan thái-thú, mà tóm quyền cai-trị ở quan thứ-sử, công việc nhà Hán so lại với nhà Tần thời kỹ hơn, trong đời nhà Tây-Hán nhà Đông-Hán, tuy có chia đất đặt quan, mà chưa thấy nói đến việc đánh thuế, mà lại nhiều cách làm ơn cho ta; như là đổi Giao-chỉ làm Giao-châu, nghĩa là đãi ta cũng như các tỉnh trung-châu nước Tầu. Cùng là cho người nước ta là ông Lý-Tiến, làm quan thứ-sử, đều là đãi cho ta lấy cách rộng rãi, ấy là cách nhà Hán cai-trị nước ta thiệt là tử tế vậy.

Đến đời nhà Ngô nhà Tấn, nhà Ngô thì chia đất Giao-châu, mà đặt thêm ra đất Quảng-châu. Nhà Tấn thì lại chia đất Giao-châu làm ba quận, công việc chia đất lại càng kỹ hơn nhà Hán thủa trước, tuy rằng buổi ấy chưa nghe đến sự bắt dân nộp thuế, nhưng mà các quan thứ-sử đã phải dâng đồ sản vật, các châu đã phải chịu sự phu tượng, thế thì buổi ấy nước ta cũng đã phải chịu việc quan. Vả lại lúc ấy nhà Ngô nhà Tấn, còn đương tranh cạnh với nhau, nên chi không muốn thay đổi quan lại, mà để làm phiền nhiễu cho dân, như là ông Sĩ-Nhiếp làm quan đến 40 năm, ông Đào Huỳnh cũng là bốn đời làm quan thứ-sử, ông Cố-Bý ông