Bước tới nội dung

Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/31

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
29
GƯƠNG SỬ NAM

Cố-Tham, cũng là cha con nối nhau, thế thì việc sắp đặt quan lại cũng là một cách khôn ngoan vậy.

Đến đời nhà Đường thời lại chia đất Giao-châu ra làm 12 châu, để cho dễ việc cai-trị, bắt các lái-hộ cho nộp nửa thuế, việc thuế khóa từ đó mới là thi hành, công việc đã là kỹ hơn nhà Ngô nhà Tấn thủa trước, vả lại quan nước Tầu thì gọi rằng đô-hộ, quan nước ta thời gọi rằng ki-mi nghĩa là chia ra làm bên quí bên tiện, mà lại khi thì bỏ đô-hộ, mà đặt lại hành-châu, khi thì bỏ hành-châu mà đặt lại đô-hộ, quan gia thay đổi vuỗn đã không thường, vì chưng nhà Đường cũng đã suy rồi, nên chi công việc cai-trị không được tử tế, như là các đời trước vậy.

Đến đời nhà Minh, khi mới lấy nước ta thì đổi nước An-nam gọi rằng đất Giao-chỉ, nghĩa là bảo rằng đất cũ nước Tầu mà lại đặt ra quan tam-ty, đặt ra quan châu huyện, đặt ra việc thuế khóa, đặt ra lính vệ binh, là có ý lấy người ta mà cai-trị dân ta, lấy của nước ta mà chi dùng việc nước ta vậy.

Lại như bắt dân ta phải để tóc, quần dài áo ngắn, phải mặc như người nước Tầu, thế là muốn hóa lấy sự phong tục. Thâu những sách sự tích của nước ta đem về đất Kim-lăng, mà ban sách tứ-thư ngũ-kinh đại-toàn cho nước ta, là muốn hóa lấy sự học hành, chẳng qua muốn ta đồng chưởng đồng văn, để cho dễ việc cai-trị, mà công việc nhà Minh, so với nhà Đường, càng ngày càng thêm kĩ vậy.

Ấy là công việc nước Tầu các đời cai-trị nước ta về phần chung của nhà-nước như thế.

Một khoản xét việc nước Tầu cai-trị nước ta về phần riêng quan lại ra thế nào?