Bước tới nội dung

Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/33

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
31
GƯƠNG SỬ NAM

xiết được; quan lại thì như ngươi Mã-Kỳ, lấy sự tham lam lấy của nước ta không biết là bao nhiêu, mà dân nước ta cũng từ đó không lại phục tùng với nhà Minh vậy.

Ấy là công việc nước Tầu cai-trị về phần riêng của quan lại như thế.

Xét ra xưa nay dẫu là nước nào mà đã đi lấy thuộc-địa, chắc là trước hết cũng phải hao người tốn của mới dựng nên được cái công việc lớn lao, nên chi khi đã lấy được rồi thì hoặc là chia đất, hoặc là đặt quan mà lại cũng phải bắt nó nộp thuế để mà tiêu dùng, bắt nó làm lính để mà sai khiến, cũng là sự thế phải nên làm như thế, nhưng mà sợ rằng lòng dân không phục thời lại phải ra đó lấy sự ân huệ, mở đó lấy sự giáo hóa, để mà cố kết lấy lòng người ta, dẫu xưa nay chẳng kể nước nào cũng là phải theo trong một cách ấy, chưa có nghe rằng nước nào đi lấy thuộc-địa mà lại muốn dứt hết loài giống người ta bao giờ; mà loài hơn thì được, loài kém thì thua, cũng là lẽ tự nhiên trong giời đất. Mình là loài kém thì phải nhờ loài hơn để mà khai hóa, thì dẫu rằng nộp thuế cho nhà-nước, chịu lính cho nhà-nước, cũng là cái phận sự những loài hèn ấy phải nên làm; nếu mà không biết nhẽ phải, lại không theo cái bản-phận của mình, mà chỉ muốn lấy loài kém mà chống lại với loài hơn, thì thế lực đã không ngang được với nhau, chắc là loài-giống cũng phải dứt mất.

Xem như nước ta từ đời nhà Hán, nhà Ngô, nhà Tấn cho đến nhà Đường, nhà Minh, tuy rằng công việc cai-trị trước còn là lược, mà sau thời lại thêm tường; trước còn là khoan, mà sau lại cũng thêm nhặt, cũng bởi vì việc khôn-ngoan càng ngày càng mở ra, thì việc chính-trị càng ngày càng tấn bộ, cho nên bây giờ không nên bảo rằng