Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
33
GƯƠNG SỬ NAM

bán kẻ mua lại đặt quan ra mà coi sóc. Chẳng qua là mượn tiếng thêm thuế, để mà cầu lấy sự thăng thưởng. mà không nghĩ những sự phiền nhiễu cho dân ta. Chẳng những thế mà thôi. mà lại buông lấy lòng tham lam, như là bắt dân đi khai mỏ để mà lấy vàng bạc; bắt dân mò xuống bể để mà lấy hạt trai, chẳng qua là tham của mà cầu sự ích riêng, mà không nghĩ đến nỗi thiệt hại cho dân sự. Vả lại quan lại nhà Minh đã như thế, mà dùng những người nước ta làm quan thì dặt những đồ bôn-cạnh, như là ngươi Lương-như-Hốt, ngươi Đậu-duy-Trung cũng đều là một lũ tham-tàn, thế thì dân ta làm sao mà không oán? Đến khi người nước ta đâu đâu cũng là dấy, mà ông Lê-Lợi cũng đã dựng cờ ở núi Lam-sơn. thế mà quan nhà Minh, tâu với vua nhà Minh, một thì nói rằng: ông Lê-Lợi đã chết; hai thì nói rằng: ông Lê-Lợi đã hàng. Đến lúc tướng Liễu-Thăng phải chết, thành Đông-quan phải hàng, mà trong khoảng mười bốn năm giời, nhà Minh phải bỏ mà về, không còn cai-trị nước ta được nữa. Thế có phải rằng việc cai-trị của một người riêng. mà làm hại cho sự cai-trị của nhà-nước chung vậy.

Tuy thế dân nước ta thủa trước còn đương mọi rợ, từ khi nước Tầu sang cai-trị nước ta, chẳng những làm cho ta hóa được cái sự giống nòi, mà lại mở cho ta lấy đường giáo-hóa, dẫu như ông Nhâm-Diên, ông Sĩ-Nhiếp là những người dạy cho ta lễ nghĩa, bởi sự lễ nghĩa ấy, mới nên ra giống văn-minh; dẫu đến như ông Lý-Bân, ông Mã-Kỳ làm cho ta oán thù, bởi sự oán thù ấy, mới nên cho ta lấy sự độc-lập.

Thế thì chung lại mà nói rằng: người hay người dở cũng đều là có công với nước ta vậy.