Bước tới nội dung

Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/40

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
38
GƯƠNG SỬ NAM

Lúc ấy tỉnh Gia-định còn thuộc về đất Chân-lạp, nên chi Ngài khiến dụ nước Chân-lạp để cho ngươi Dương-ngạn-Địch, ngươi Hoàng-Tiến vào ở đất Gia-định, đất Định-tường; ngươi Trần-thường-Xuyên, ngươi Trần-yên-Bình vào ở đất Biên-hòa. Từ đó phố xá một ngày một rộng, mà thuyền ngoại-quốc buôn bán, đã dần dần tới đất Gia-định vậy.

Năm 1693, là đời vua Hiếu-minh ta làm chúa, lúc ấy nước Siêm-thành làm phản. Ngài sai vào đánh, đổi tên nước nó là trấn Thuận-thành, sau lại đổi ra là phủ Bình-thuận. Từ đó nước Siêm-thành mới thực là không có đất vậy.

Ngài lại sai ông Nguyên-hữu-Khánh làm kinh-lược đất Chân-lạp, đặt ra làm phủ Phúc-long; lại đem những đứa lưu-dân vào lập ra xã thôn phường ấp; còn những bao nhiêu người Tầu mà ở đất ta, thì cũng bắt phải thuộc sổ bộ nước ta. Rồi lại sai ông Nguyễn-cửu-Vân vào đánh nước Chân-lạp. Từ đó tỉnh Định-tường đã thuộc về ta. Lại cho ngươi Trịnh-Cửu làm quan tổng-binh tỉnh Hà-tiên, chiêu dân lập ấp được ra bẩy làng. Mà tỉnh Hà-tiên cũng từ đó mà thuộc về nước ta vậy.

Lịch tây năm 1739, là đời vua Hiếu-võ ta làm chúa. Lúc ấy nước Cao-man lại hay làm phản. Ngài mới sai quân vào đánh. Nó phải chịu hàng mà dâng đất Tầm-phong-long cho ta. Lúc ấy Ngài mới đặt ra làm phủ Lương-quán, tức là tỉnh Định-tường bây giờ; mà nơi Sa-đec thì đặt ra làm đạo Đông-khẩu: ở Tiền-giang thì đặt ra làm đạo Tân-châu; ở Hậu-giang thì đặt ra làm đạo Châu-đốc. Tỉnh Vĩnh-long từ đó mới thuộc về ta Rồi sau nước Cao-man lại dâng thêm năm phủ. Ngài lại giao đất ấy thuộc về tỉnh Hà-tiên cai-trị, đặt nơi Giá-khê làm đạo Kiên-giang; đặt nơi Cà-mau