Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/42

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
40
GƯƠNG SỬ NAM

Làm như thế không phải là trái đạo người ta đâu, vì đất cát là của chung trong thế-giới, thế mà mình không đủ đất cho người mình ở, nó thì thừa đất mà không dùng. Nếu lợi tự nhiên ấy mà bỏ đi, thì làm sao mà tiến hóa cho loài người ta được?

Vả lại mình đã là văn-minh, mà nó đương còn mọi rợ, thì mình lấy kẻ tiên-tiến mà dắt cho kẻ hậu-tiến, cũng là trách-nhiệm của mình phải nên làm, cho nên ở thời trước thì lấy việc xâm chiếm ấy làm giã-man, mà ở thời nay thì lấy việc xâm chiếm ấy làm văn-minh vậy.

Xem như châu Âu-la-ba, từ đời thập-tứ thế-kỉ, mới là phát minh ra nghĩa dân-tộc, mà đến thập-cửu thế-kỉ, thì lại tiến lên mà lam ra được đế-quốc dân-tộc. Nghĩa là thủa trước còn đương hợp trong nước lại, làm ra một loài; mà bây giờ thì hợp những các loài nước khác mà làm ra một loài vậy.

Xét ra vì có hai cớ. Cớ thứ nhất nói rằng: dành đua trong sự loài giống, vì chưng trong nước loài người sinh sản ngày đông, mà đất-đai để mà nuôi người đã có định hạn, nếu không có cách gì để mà giữ phòng đi trước, thì về sau loài người đầy ra như thế, lấy gì mà nuôi.

Thử kể từ năm 1850 cho đến năm 1900, chỉ trong 50 năm giời, các nước châu Âu châu Mỹ, số người tăng lên cũng nhiều, mà nước Phổ, nước Nga, nước Mỹ thì là chóng hơn, như là nước Phổ trước chỉ 35 triệu người, mà tăng lên đến 56 triệu. Người nước Nga chỉ có 68 triệu, mà tăng lên đến 129 triệu. Nước Hoa-kỳ chỉ có năm triệu, mà tăng lên đến 76 triệu.

Số người lên chóng như thế, nếu mà không mở mang thuộc-địa để cho dân ra ngoài nước mình mà ở, thì lấy gì mà đủ nuôi được những đồ sinh sản ấy?

Ấy là cái nghĩa của các nước lấy thuộc-địa, cũng vì dành nhau trong sự loài giống vậy.