Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/6

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
4
GƯƠNG SỬ NAM

loài hơn, để mà khai hóa; loài yếu thì phải nhờ lấy loài mạnh, để mà che chở. Cũng nhiều những loài như thế, không phải là có một loài nước ta.

Nếu khiến loài hèn loài yếu, mà biết cách đồ tồn, thì cũng có nhẽ đổi loài yếu làm loài mạnh, thay loài kém làm loài hơn.

Xem như thủơ trước, nước ta phải nước Tầu cai trị, đến 1.000 năm. Nước Pha-lang-sa cũng phải nước La-mã cai trị, đến 400 năm. Thế mà về sau, nước ta cũng nhờ nước Tầu, mà nên ra sự độc-lập; nước Pha-lang-sa cũng nhờ La-mã mà nên ra văn-minh. Ấy là sử sách xưa nay lưu truyền như thế, cũng đã là một cái chứng cớ rõ ràng.

Nhưng chỉ xem sử đời trước, mà không xem đến sử đời giờ, thì chỉ biết rằng: mình có thể tự-chủ được; mà không biết rằng: cách tự-chủ phải nên làm ra thế nào. Mà cái sự tự-chủ ấy, có phải dễ đâu! Nghĩa là phải theo thời theo thế; khảo chứng những việc đã qua; xem xét những việc hiện-tại; cùng là tư tưởng những việc tương-lai. Phải có một cái mục-đích cho nhất-định; mà lại phải hẹn đó lấy lâu năm, mà chớ mong thì giờ cho được chóng; phải vạch đó lấy đường nhớn, mà chớ thấy đường tắt lại rẽ ngang.

Như thế thì mới làm ra việc nhớn được. Vậy nên lấy việc đã qua rồi, như là nước ta giao thiệp với nước Pha-lang-sa; việc hiện tại bây giờ, như là nước Pha-lang-sa cai trị nước ta; việc tương-lai, như là người nước ta đối với nước Pha-lang-sa, chia ra làm ba tiết lớn, kể ra như sau này: