Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/7

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
5
GƯƠNG SỬ NAM

TIẾT THỨ NHẤT


Nói về việc nước ta giao thiệp với nước Pha-lang-sa nên chia làm năm hồi.

HỒI THỨ NHẤT

Năm 1790, đời đức Gia-long, sai ông Bá-đa-lộc (Mgr. de Béhaine, évêque d'Adran) đem ông hoàng-tử Cảnh, sang nước Pha-lang-sa để xin sự cứu viện. Nước ta giao thiệp với nước Pha-lang-sa từ đó là đầu. Tuy rằng từ đó về sau, không có sai sứ đi lại, nhưng mà tình hai nước giao kết với nhau, vẫn là tử tế.

Đến đời con đức Gia-long, là đức Minh-mạnh, thì mới ngăn cấm ngoại-quốc không được thông thương, mà sử với nước Pha-lang-sa nhiều cách tàn tệ, như là ngươi Nguyễn-văn-Thắng, (M. Despiaux), ngươi Nguyễn-văn-Chấn, (M. Vannier), là những người đã giúp cho đức Gia-long ta, bắt phải cáo lão mà về; cùng là những người Pha-lang-sa sang giảng giáo nước ta, thì bắt mà chém giết. Từ đó mới gây ra những sự oán thù.

Năm 1847, là đời vua Thiệu-trị, nước Pha-lang-sa có đứa thư trách nước ta, mà phá tan tầu bè của nước ta, cũng là để cho ta biết sợ, mà thay đổi trong sự giao thiệp.

Nhưng mà từ đời vua Minh-mạnh, cho đến vua Thiệu-trị, vua Tự-đức, vốn là trước sau giữ lấy một cách: không cho ngoại-quốc giao thông.

Xem như công việc trong mấy đời ấy, thì đức Gia-long cũng là nhờ tầu nhờ súng của nước Thái-tây, mới giết được giặc Tây-sơn, mà nhất thống nam bắc. Nhưng mà tiếc cho đức Gia-long, thì giao thông với ngoại-quốc như thế, mà con cháu thì lại nghiêm cấm ngoại-quốc như kia, làm cho nước ta từ đó mới sinh ra nhiều việc vậy.