Bước tới nội dung

Trang:Giac mong con 1926.pdf/10

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 8 —

thương phiền não lần-hồi truyển tiếp trong ngày đêm. Người đời xưa dám mong hai chữ lưu-truyền, là chỉ trông cậy vào hai chữ tài đức. Nhưng tôi thấy lắm người tài cũng không hèn, đức cũng không bạc, mà sau lúc thân đã khuất, hình đã tiêu, thời tên tuổi sự-nghiệp cũng đều chỉ mây tan đá chìm trong thế-gian...

Hiếu. — Ấy bởi thế, cho nên tôi mỗi bận đi chơi, trước thì hứng, sau ra cảm, rồi sinh sầu. Không biết người sầu chăng? giang sơn sinh sầu chăng?

Thu-Thủy. — Không. Cứ ý tôi xem ra thời: vật đổi sao dời, đá mòn sông cạn, giời đất có lúc bể dâu, mà các người danh-nhân thực thiên cổ. Núi Thú-dương có ngày cũng lở, mà tiếng Di, Tề ở Trung-quốc, biết đời nào quên[1]; sông Bạch-đằng khô lấp có phen, mà ông Trần Hưng-đạo tại nhân-gian, ai làm cho mất. Vật chỉ có hình thời tất hủy. Giang sơn dẫu thọ, so với danh-nhân còn chết non, cũng chỉ thua hai chữ tài đức là giống vật vô hình mà người là một vật hữu tình. Nếu như ý nói anh Lệ-Trùng thời không những sai nhầm, lại dễ làm cho người ta ngã lòng lắm. Còn như anh Tản-Đà thời nguyên là một người đa tình, cho nên nhiều sự sầu cảm. Cái đó coi như thường mà thực rất có hại đến học-thức.

Lệ-Trùng. — Phải, nhân tôi lại nghĩ rằng: con người ta ở đời, cũng chỉ nên nuôi cái tài sức, theo cái ý thú, để làm song cái phận-sự mình; còn như lưu-truyền hay không, cái đó về phần sau lúc tri-giác đã thu tiêu, không cần phải tính đến. Ông Bá-Di có tính đâu sự lưu-truyền mà mới có cao-tiết núi Thú-dương? Ông Hưng-đạo có tính đâu sự lưu-truyền mà mới có trận đánh sông Bạch-đằng? thời cũng can chi phải cùng giang sơn tranh thọ, mà nay sầu mai cảm, không những vô ích, thêm hại cho sinh-ý tự-nhiên.


  1. Ông Gi, ông Tề là hai anh em ruột, là trung-thần đời nhà Thương bên Tàu, giữ trung-khái mà chết đói ở núi Thú-dương. Đức thánh Khổng cũng có khen, người đời sau rất kính trọng.