Trang:Giac mong con 1926.pdf/14

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 12 —

cho nên yêu chuộng khác thường. Mỗi bảy giờ tối, Hiếu đi học qua, thường thấy dắt em bé chơi trước cửa. Tiếng guốc nhẹ sẽ chạy rền trên gạch lát, nghe lâu đã quen tai. Sau, vì sự hàng-hóa giao dịch, tiền nong tính toán, lễ ý đi lại, ân tình thăm hỏi, làm cho một cô con gái con ông chủ một hiệu với một cậu thư-ký thân ái của ông chủ một hiệu, nguyên người một nước, cùng ngụ một thành, lại cùng phải vương-víu, lăng-líu, dắc-díu nhau, mà chỗ vườn công-viên, thành Saint-Etienne, đã thường có hai người cùng nói chuyện tiếng An-nam vậy.

Bóng cây rậm, thưa, ánh đèn tỏ, khuất. Tiếng nói nhẹ bao nhiêu, ráng người mềm bấy nhiêu; mềm bao nhiêu, chín bấy nhiêu; chín bao nhiêu, tươi bấy nhiêu; tươi bao nhiêu, tình bấy nhiêu. Như ghét, như yêu, như chiều, như ngượng, lông mày ngài, con mắt phượng, cô nhìn ai! Xuân đi hạ tới, thu lại đông qua, mỗi đêm chỗ góc vườn công-viên, dù mưa phùn, dù gió lạnh, thường cùng nhau họp chuyện trong nửa giờ. Hết câu chuyện tình ý, đến câu chuyện văn-chương; hết câu chuyện văn-chương, ra câu chuyện lý-tưởng; hết câu chuyện lý-tưởng, đến câu chuyện điển-cố; hết câu chuyện điển-cố, ra thế-thái nhân-tình; hết thế-thái nhân-tình, đến tha-hương cố-quốc. Một hôm Oanh nói:

« Tôi dẫu gọi là người Việt-Nam, mà sinh trưởng ở bên này, thỉnh-thoảng có về quê Gia-định thôi; chớ như ngoài Bắc-kỳ, chưa bận nào ra đến. Nghe nói dân ta trình-độ còn kém lắm, các chỗ thượng-du không kể, ngay trung-châu cũng vậy. Mấy năm xưa lại thường hay sinh ra lắm sự biến-động, làm cho bụng Nhà-nước Bảo-hộ, sự khai-hóa chậm lại đôi ba phần; nếu không thế, thời annam ta bây giờ có nhẽ còn hơn mấy bước nữa.

Hiếu. — Phải. Nói đến người nước ta, thật nhiều cái đáng giận. Dân-gian trình độ, nghĩ đến lúc nào lại càng buồn. Nhưng ở trung-châu thời bây giờ một phần người