Trang:Giac mong con 1926.pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 33 —

năm ba hôm, rồi theo mấy nhà thám-hiểm lên bể Bắc-băng-dương thẳng tiến về mặt bắc. Tàu đến một chỗ, băng cứng quá, không đi được, nhân cùng đeo vật-dụng lương-thực xuống đi bộ. Từ đấy mà đi, thời giờ toàn thuộc về phần ngày. Đi mệt quá, thời dải mấy lần chiên trên mặt băng, cắt canh nhau để coi lang (chó sói), rồi ngủ. Ngủ dậy, ăn song, lại đi. Mãi, đến một chỗ, xét ra thấy có đất. Mặt đất cũng toàn băng. Rét cắt da thấu xương, ống hàn-thử xuống dưới 0 độ đã hơn 40 độ. Kể từ lúc mới xuống tàu cùng đi, tất cả 23 người. Trước sau bị chết mất 7 người, đến đấy chỉ còn 16 người, đều không ai biết là nơi nào, ý tất là một cái cù-lao-mới chưa ai đến. Sau khi đã lên đất, lấy kính thiên-lý trông đằng xa, tựa như có rừng cây. Đến nơi, quả là một rừng thông, cành lá lơ-thơ, như cảnh-sắc các thứ cây về mùa đông dưới giải ấm. Đi trong rừng thông ấy, băng tuyết ít thấy, khí giời dần dần càng ấm hơn. Rừng gần hết, băng tuyết hết. Hết rừng, lộ ra một chàn hoa, trăm sắc hoa tranh tươi, cái khí-tượng mênh-mông như một cánh đồng mùa của các nhà hầu vương nước truyên-chế. Chốn ấy nếu không có người ở, chẳng cũng là một nước Hoa (花 國)?! Trong chàn hoa, thấy có nhiều cột sắt như cột giây thép dưới ta mà cao đến gấp hai. Mỗi độ trong 100 mètre carrés thời 10 cột như thế, trên có chẳng lưới thưa bằng sắt; lưới nọ thông lưới kia, truyền nhau như mạng dện. Dưới mỗi lưới, hoa chia làm mỗi khu, có đường đi. Đi ở trong đuờng hoa, khí hòa hương ngát, hồn thanh cốt nhẹ, dẫu cho bụng đầy chứa bỉ-tục, đến đấy, cũng tuyết tan băng tiêu. Đi khỏi một chàn hoa thời ruộng nương lúa mạ đủ cả; thôn lạc cũng không xa; cột sắt lưới sắt khắp mọi nơi, chỗ thấp chỗ cao. Khí-hậu toàn như ở Bắc-kỳ ta trong mấy tháng về mùa xuân. Nhớ khi ở nhà còn trẻ con, thường nghe nói nhiều truyện thần tiên. Quả có? thời tất khoảng này hẳn! Xuốt các người cùng đi đều mừng sướng ngờ lạ, phân-minh thân đến chỗ Bồng-đảo. Một lúc, thấy thôn-dân kéo nhau ra xem đông, trông như cũng về giống