Trang:Giac mong con 1926.pdf/53

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 51 —

như thế thời giời đất còn dài, cuộc đời còn xoay vần, các nước gọi là văn-minh ngày nay có nhẽ cũng chưa chắc.

Từ Ai-Cập đáp tàu bay qua bãi cát Sahara (散 哈 拉 大 沙 漠),[1] sang phía tây châu ấy. Sang đến phía tây châu Phi-châu mà mới biết thế lực nước Đại-Pháp ở trong doanh-hoàn rất mạnh nhớn! Trừ cái cù-lao Madagascar ở riêng về một mặt đông-nam châu ấy không kể; còn từ bờ bên hữu sông Congo, một giải sông Niger, một phần tây bãi cát Sahara, cho đến hết phía bắc giáp bể Đại-trung-hải (Mer Méditerranée), ngọn cờ ba sắc, xa xa đối nhau. như người đã cắm những cái quạt văn-minh cho dân các xứ ấy. Chơi qua mỗi nơi khắp một lượt, vì khí giời nóng nực quá, lại chuyển về ngay thành Alger. Thành đó là kinh-đô của xứ Algérie, việc buôn bán rất


  1. Sahara là một bãi cát to nhất trong thế-gian, bề mặt so với bể Đại-trung-hải còn rộng hơn; ở vào chính dữa giải đất nóng, cho nên nóng nực lạ thường, cứ mỗi bốn năm năm mới có một lần mưa; duy có một giống lạc-đà tài nhịn khát đi qua được, các khách buôn qua đấy tất phải dùng nó mang đồ vật, gọi là cái thuyền trong bể cát. Gió nổi lên thời cát bay rầm giời, chỗ thời chứa cao lên thành gò, chỗ thời hoắm xuống như đầm. Gió to thời những cái cột cát quấn lên, cao đến từng 100 thước, hành khách đi gặp phải, thường bị vùi lấp vào đấy, người và súc đều mất hẳn tung-tích. Lại có một thứ gió nóng không thể kham, ống khí-hậu cao đến 122 độ, nước uống đựng ở trong túi da có thể sủi thành hơi bay đi hết; người và súc đều vì thế khát nóng mà chết. Trong cái bãi cát to nhớn khô nóng ấy, nhờ được có những chỗ có mạch nước chẩy vọt lên, có cây râm, có cỏ chăn, có dân ở; những khách buôn phải mang lương nước, tính đường đi vừa đúng đến những chỗ ấy để nghỉ mát và lấy nước uống, nhưng cũng nhiều khi lại bị lạc đường mà khát chết. Lắm sự nguy hiểm thế, cho nên chỉ những người Arabe buôn bán đi lại nhiều, còn các hành-khách khác ít thấy. Vì thế, có mấy nhà buôn to là người Français và người Egyptiens đứng chung nhau lập ra một cái công-ti tàu bay, để chở khách qua đó. Từ có cái công-ti ấy thời từ Egypte sang Sénégal, Niger và các xứ phía tây châu Phi, hành-khách đã đông vui hơn trước. Vậy biết sự buôn bán có tô-điểm cho xã-hội cũng nhiều.