Xuân-Hương nghỉ lại ở đó một đêm, sáng hôm sau lên đường, qua đèo Ba-dội. Đó là thuộc về huyện Tống-sơn, núi cao ngất giời, ai vào đường trong cũng phải qua đó, trèo hết đèo nọ lại đến đèo kia, vậy người ta mới gọi là ba đèo Ngang. Chỗ rẫy núi chạy dài đôi đên bích-lập, có con đường đi hom hỏm, y như cái đó cá, tục gọi là cửa đó ông Khổng-Lồ.
Khi Xuân-Hương qua đấy có đề câu đối rằng:
Khéo khen ai! Đẽo đá chênh vênh; tra hom ngược, để đơm người đế, bá.
Trách con tạo! Lừa cơ tem hẻm; rút nút suôi, cho lọt khách cổ, kim.
Xuân-Hương qua đấy trèo qua đèo Ngang, đứng trên trót vót đỉnh núi, trông ra cửa bể Thần-phù, nước non cảm hứng, hoa cỏ vui lòng, vậy có nên bài tuyệt-diệu như sau này:
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh treo leo.
Cửa son đỏ loét tùm bum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt-lẻo cành thông, cơn gió thốc,
Đầm-đìa lá liễu, giọt sương gieo.
Hiền-nhân, quân-tử ai là chẳng?
Mỏi gối, chồn chân cũng phải trèo.