Trang:Giot Mau Chung Tinh - Cuon 1.pdf/13

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 12 —

Đông-Sơ nghe rồi gặt đầu hai ba cái, và mĩnh cười mà nói rằng: « Vậy mới gọi là Hoàng-thiên hữu nhãn, tạo hóa công bình, đó là một gương quã báo nhãn tiền, đễ mà răn người bạo ngược. Còn như cây gươm nầy vì làm sao mà ngày nay về tay tráng-sĩ? »

Tên kia nói: « Khi vua Vĩnh-Lịch bị Ngô-tam-Quế giết rồi, thì các tướng tâm-phúc của vua đều phân phân tứ táng, tốp thì chạy qua Xiêm mà trú ngụ, tốp thì chạy qua nước Nam ta mà tìm tàng. Lúc ấy có một Tướng-quân tên là Lý-Tuồng, gặp ông cố tôi làm Tổng-binh tại Bắc-giang, bèn cho cây gươm nầy để làm kỷ-niệm: Vì vậy gươm nầy của Tỗ-phụ lưu truyền qua tới tôi đây, đã 4 đời rồi, nay rũi tôi gặp cơn gia biến, thãm thay! bị chữ sàng đầu kim tận, làm cho Tráng-sĩ vô nhan, tôi đã hết thế lo toan, nên bất đắc dỉ phải đem gươm ra bán. »

Đông-Sơ nghe nói rồi liền thò tay vào túi, lấy ra 50 lượng bạc, hai tay đưa cho tên kia mà rằng: « Tráng-sỉ ôi! trong lúc gặp gở thình lình, vậy tôi xin tráng-sĩ nhậm lấy của mọn nầy mà tống tán từ-nương. Còn gươm nầy thì xin Tráng-sĩ giữ lấy mà làm dấu tích của Tỗ-phụ lưu truyền, và như Tráng-sĩ bằng lòng, thì tôi xin kết làm bằng-hữu.

Triệu-Dỏng (tên bán gươm) thấy Đông-Sơ thật một người khoan nhơn bác ái, hào hiệp trượng phu, thì vói tay lấy 50 lượng bạc, rồi rưng rưng nước mắt mà đáp rằng: « Quới-khách ôi! nay quới khách trao cái của nầy mà giúp cho kẻ hàng vi hạ sĩ trong cơn thắt ngặt cùng đồ, thì tôi biết lấy chi mà báo đáp ơn sâu, ví tày sông biển; vậy tôi đứng giữa trời cao đất rộng nầy, xin nguyện một lời rằng: nghỉa ấy tôi tạc dạ ghi xương, ngày sau sẻ đền ơn tri ngộ.

Đông-Sơ nói: sự ấy là lẻ tự nhiên của người ở thế-gian nầy, phãi giúp nhau trong cơn hiểm nguy thắt ngặt, nếu thấy sự lâm nguy ngộ biến, mà tọa thị bàn quang, làm mặt lấp tai ngơ, chẳng biết thi ân trọng nghĩa mà giúp đở anh em, thương yêu nòi giống, thì người ấy có ích chi cho nước non xã hội. Nói rồi hai người gá nghĩa anh em kết tình bằng hữu. Triệu-Dỏng nhỏ hơn Đông-Sơ một tuổi nên kêu Đông-Sơ bằng anh.