cũng trông mong đến đó mà tranh tài đấu lục, đặng lập hội công danh, ấy là lẻ thường của nhơn tình thiên hạ, xin anh chớ mua sầu chát hận chi cho mệt trí nhọc lòng, và e miệng đời nói mình là người hẹp hòi độ lượng.
Xuân-Phương nghe nói: thì rút gươm bên lưng ra mà chỉ nơi cánh tay mà nói: chừng nào cây gươm nầy hết thép, mạch máu nầy hết nhảy, thì ta mới hết lòng thù hận đặng. » Nói rồi trở vô tư phòng, thay xiêm đỗi áo. Còn Tiễu-thơ nghe rồi thì cái vẻ buồn kia nó đã lần lần tràng ra nét mặt, làm cho cái màu hoa sắc-nước hương-trời, đương ững ững trên má hồng nhan, phúc chúc trở ra vài phần ủ dột
Đó rồi trở về khuê phòng ngồi một mình mà thầm suy trộm nghĩ rằng: từ khi ta tri ngộ Vỏ-đông-Sơ tại Quan-âm-Cát đến nay, tuy là chưa tỏ một lời chi gọi là biễn hẹn non thề, nhưng mà cái mối dây tình kia nó xăng văng dường như đã vấn vích vào lòng, khiến cho mình nhớ gió trông mây, thương hình tưởng dạng. Nhớ là nhớ cái ơn phò nguy cứu nạn, trong lúc gặp gở thình-lình. Thương là thương cái tài vỏ lược văn thao, đáng phường kim môn ngọc bội. Nhưng mà chưa biết ba sanh duyên nợ, trăm năm có đặng như nàng Thôi-thị với Trương-quân ấy chăng? thật nghĩ rồi lại buồn, buồn là buồn:
Người đâu gặp gở làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay chăng?
Vã lại anh mình nay lại sanh một đều gây thù kết hận với Vỏ-đông-Sơ, thì biết ngày nào cho liễu nọ đặng kề mai, biết chừng nào cho loan kia gần đặng phụng. Mãng đương hầm suy trộm nghĩ như vậy, bỗng đâu hiu hiu gió mát, ngó ra thì ác đã tà tà, bèn bước chơn ra dạo kiễn chơi hoa, đặng xem cây cỏ cho tiêu sầu khiển-muộn. Xảy thấy trong đám nhành che lá phủ kia, có một bông hãi-đường rất xinh đẹp, mùi hương phưỡng phất, phong kính nhụy hồng, dường như ở đó mà núp lũ bướm đoàn ong, cho khỏi bị chúng nó trộm hương nếm phấn, đặng chờ những khách Giai-nhơn kiệt sĩ thì mới chịu trỗ sắc khoe màu; và đợi gặp người tiếc ngọc thương hương, mới chịu trao thân gởi phận.