cừu riêng mà gây ra việc sống chết phi lý như vậy. Thì sao cho khỏi mích dạ Thu-Hà, thì việc mình muốn gá nghĩa lương duyên cùng nàng, e cũng khó bề xe tơ kết tóc, nghỉ vậy liền dừng chơn đứng lại, và nhẫn khí hàm thinh, rồi trở ra đứng dựa bụi phù-dung đặng chờ diệp gặp Tiểu-thơ mà tỏ lời hơn thiệt.
Còn Tiểu-thơ nghe anh nói như vậy, thì lại càng dàu dàu sắc mặt, bối rối tơ tình, không biết phương thế chi mà khuyên giải anh mình, cho ngui lòng oán hận.
Thễ-nử thấy Tiểu-thơ ngồi buồn, thì kiếm đều khuyên giãi mà nói: thưa cô, trong lúc canh khuya đêm tịnh, gió mát trăng trong nầy, sao cô không đờn một ít bài chi mà giãi khuây, nở đễ ngồi không, cho canh tang đêm lụn, thế thì cũng uổng.
Tiễu-thơ nghe nói thì day lại mà biễu rằng: « Vậy thì con hảy lấy cây tỳ-bà lại đây.
Thể-nữ lật đật lấy rồi trao cho Tiễu-thơ. Tiễu-thơ bèn vặn trục lên giây, rồi đờn một bài tương tư gọi là Phong-quang bảo-điệu.
Cái giọng đờn ấy tiếng to tiếng nhỏ, lúc nhặc lúc khoan, cái giọng tích tịch tồn tang, dường như ai khóc ai than nghe rất tiêu tao thê thãm.
Ấy là:
Khúc đờn Tư mã hoàng cầu,
Nghe ra như oán như sầu với ai!
Lúc nầy Vỏ-đông-Sơ đương đứng ngoài hoa viên, muốn bước tới lương-đình, đặng can tỏ với Tiểu-thơ ít lời tâm sự. Song cữa lương đình đều đóng chặc, vì vậy nên phải đứng đợi ngoài hoa-viên. Bổng nhiên nghe cái tiếng đờn thâm trầm tao nhã ấy nó vẳn vẳn lọt vào tai, làm cho Đông-Sơ mê mẫn tâm thần, dường như hồn tiêu phách lạc. Nghe rồi thì biết khúc đờn ấy là đờn bài Phong quang hão.
Nguyên Đông-Sơ tuy là văn nho vỏ sĩ, song cũng đứng bực tài tữ phong lưu, nên khi nghe Tiễu-thơ đờn tới mấy câu tao nhã tuyệt diệu ấy, thì xúc động tâm tình, rồi đứng dưới bụi phù-dung ca bài Phong quang hão đó như vầy: