Trang:Giot Mau Chung Tinh - Cuon 1.pdf/42

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 41 —

Tiễu-thơ nghe nói thì cãm động lòng thương, song chẳng biết vật chi mà gọi là mình cho cũng lạ. Tự nghĩ như vậy, rồi day mắt liếc Đông-Sơ và hỏi rằng: « Quan nhơn nói rằng tôi cho Quan-nhơn một vật quí báu ấy là vật chi? Xin Quan-nhơn nói cho tôi rỏ thữ. »

Đông-Sơ nghe hỏi liền thò tay vào túi lấy ra một cái khăn mẩu-đơn, hảy còn phưởng phất mùi hương, rồi đưa ra và nói; Tiễu-thơ ôi! cái món nầy là một món quí báu phi thường, chẳng biết bao nhiêu chỉ tơ xe dệt, rất chắc chắn khít khao, để làm một dây tơ hồng mà buộc cái tình chung của Tiễu-thơ và tôi lại đó. Tiểu-thơ ôi! cái tình ấy tuy là vô hình vô trạng, song rất mạnh mẻ vô cùng; nó làm cho sống chẳng rời nhau; mà thác cũng không rẻ nhau đặng đa Tiễu-thơ. Tiểu-thơ ôi! nay tôi vì cái tình nồng nghĩa mặng ấy và cái cách điệu cữ chỉ của Tiễu-thơ rất đầm thấm diệu dàng, làm tôi cho đem lòng thương hương mến ngọc, mà chẳng kễ gươm đao, không kiên thù hận, chỉ quyết đến cho tạn mặt Tiễu-thơ, mà gạn hỏi ít lời: như Tiễu-thơ đành lòng gá nghĩa tóc tơ, thì xin Tiểu-thơ hứa trước một lời mà tạc đá ghi vàng; rồi sau tôi sẻ cậy người mai ước.

Tiễu-thơ nghe nói thì hai má ững hồng, dường như có sắc thẹn thuồng, song cái cách điệu nghiêm trang dung nghi tề chỉnh, chẳng hề để một lời chi hốt tốt, lộ ra ngoài môi, và chẳng đễ cái tình thương yếu lộ ra sắc mặt, rồi day lại mà nói với Đông-Sơ rằng:

Những đều phân trần trước đó, tôi e cho Quan-nhơn chẳng kịp cạn xét cùng suy, mà tưởng lầm tin lộn đó chăng? Sự tôi cứu Quan-nhơn trong một phong thơ kia, là một sự tôi trã ơn cho Quan-nhơn. Cái ơn tri ngộ Quan-nhơn tôi xin tạc dạ ghi xương, vì vậy nên tôi chỉ biết một sự lo mà ân đền nghĩa trã cho Quan-nhơn đó thôi, chớ tôi chẳng biết đều chi khác nữa. Song Quan-nhơn ngở rằng một sự ý hiệp tình riêng, làm cho tôi rất phiền lòng và hỗ thẹn. Vã lại Quan-nhơn cũng rỏ rằng: tôi tuy là phận nữ lưu bồ liễu, song cũng con nhà phiệt diệc danh gia, lẻ đâu dám lấy sự tình riêng mà kết giao đối đãi. Vậy xin chớ lấy sự luân thường lể nghĩa, mà xem dường một