Trang:Giot Mau Chung Tinh - Cuon 3.pdf/24

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 118 —

Tây-bắc thì đường sá dể đi, song sợ Vương-Bích và Xuân-Phương rược theo, vậy phải chạy qua ngã Nam-quang đặng kiếm chổ mà ẩn thân đào nạn thì mới tiện.

Tên đánh xe kia nói: Trời ôi! đường qua Nam-quang, bụi bờ gay trở, rừng núi hiễm nguy lắm, nếu đi đường đó thì ắc xe gãy ngựa què, gia tài tôi có con ngựa với cái xe, để mà độ nhựt kiếm ăn, nêu anh biểu đi đường nầy, đặng hại tôi cho chết đói sao? Tôi không đi đâu.

Triệu-Dỏng nghe nói nỗi xung, trợn mắt lườm lườm như khu chén, ngó tên đánh xe kia và nói: Xe mi đã cho ta mướn, thì ta đặng phép làm chủ trong lúc hành trình, ta biễu sao mi phai nghe vậy, nếu mi-nghịch ý chẳng tuân ta đạp mi xuống xe cho cọp ăn, chừng ấy mi đừng oán trách, nói vừa dức, bỗng thấy trong bụi cây lúp-xúp, ló ra hai ngọn đèn nhắp nhán sáng lòa, hồi đầu còn thấy xa xa, phúc chúc đã lần lần đi tới.

Triệu-Nương bèn kêu Triệu-Dỏng và chĩ và la: Anh, anh, đèn nhà ai lấp ló trong bụi kia cà, hay là đèn ma nó hiện ra đó vậy?

Triệu-Dỏng với tên đánh xe vừa ngó lại, thì thấy hai ngọn đèn ấy quả thiệt lần lần đi tới, kế nghe rống lên một tiếng giậy đất vang rừng, chừng ấy mới biết hai ngọn đèn đó là hai con mắt cọp, nó phóng xạ hào quang nên chiếu ra như đèn thiệt kia vậy, tên đánh xe kia thất kinh la lên, trời ôi! Cọp cọp kia kìa, và nói và rung như thằng-lằng đức đuôi. Thu-Hà và Triệu-nương cũng đều kinh hải.

Triệu-Dỏng nói: Có tôi đây không sao phòng sợ, kế con ngựa nghe oai cọp rống, thì oãn hồn vục nhãy như bay.

Triệu-Dỏng đứng trước cổ xe, hai tay nắm cương và nói: Tiễu-thơ và em ngồi cho vững, nói rồi day lại hai tay gò cương chừng nào, thì con ngựa càng nhãy rột rột chừng nấy, còn xe thì lắt lại nghiên qua, vồng lên sụp xuống như tuồng muốn lật.

Tên đánh xe kia hoãn vía kinh hồn, mặt mày tái lét, kế cây gọng xe bên hữu súc ra, một đầu rớt xuống lòng thòng dưới đường, đụng đất nghe khua lốp bốp, con ngựa bị cây gọng lớp đập vào hông, lớp va vô cẳng, hoản kinh ngóng cổ