Trang:Hung Dao Vuong.pdf/54

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 53 —

Một bữa, Thoát-Hoan cưỡi ngựa diễu xung quanh thành, đốc thúc quân tướng vào đánh. Tướng giữ cửa bắc là Bảo-nghĩa vương Trần-bình Trọng ở trên địch-lâu trông thấy Thoát-Hoan, liền bắn xuống một phát tên, tin vào đầu ngựa, ngựa bị đau nhảy chồm lên, Thoát-Hoan ngã lăn xuống đất. Các tướng cứu đứng dậy, thay ngựa khác, Thoát-Hoan nổi giận, thúc quân tướng cố sức lăn vào phá cửa thành, trên thành bắn tên xuống loạn xạ, Thoát-Hoan phải rút quân về.

Lý-Hằng nói rằng:

— Thành này từ đời Lý đóng đô ở đây, thành cao, hào rộng, tường gạch kiên cố, lương thảo lại nhiều, và lại có các dũng-tướng phòng giữ nghiêm mật; nếu ta chia binh ra đánh các cửa, thì trong thành cửa nào có tướng giữ cửa ấy, quân ta khó lòng mà phá cho đổ; chi bằng ta dùng quân ít nhiều đánh các cửa, mà tụ cả tinh binh, mãnh tướng, chỉ cốt dụng tâm hết sức phá một cửa mà vào, thì mới có thể phá được.

Thoát-Hoan nghe nhời ấy, sáng hôm sau, tụ hết tinh binh, mãnh tướng, phá vào cửa bắc. Thoát-Hoan thân đánh trống trận, các tướng reo ầm một tiếng, kéo đến sát thành. Quân trên thành bắn tên không lập, chém giết không xuể. A-bát-Xích trước hết nhảy vót lên thành, quân-sĩ kinh vỡ. Quân ở ngoài phá toang cửa bắc, kéo ùa cả vào. Trần-bình-Trọng đang ở trên mặt thành đốc chiến, thấy quân Nguyên đã vào được thành, vội vàng chạy trốn ra cửa nam. Bấy giờ quân Nguyên hơn năm vạn người, tiếng reo kinh động ngoài 10 dặm. Tướng giữ các cửa ai nấy phải tìm đường trốn hết.

Thoát-Hoan hạ xong thành Thăng-long, nghe tin Hưng-đạo vương rước xa-giá chạy xuống mặt nam, sai Khoan-Triệt, Lý-Hằng dẫn 5.000 quân đuổi theo.

Nói về Toa-Đô, Đường-ngột-Đải tự khi men đường bể Quảng-châu, sang đánh Chiêm-thành, Chiêm-thành giữ các đường hẻm, Toa-Đô phá mãi không vỡ, muốn rút quân về.

Nguyên chúa đưa giấy sang sai Toa-Đô tự Chiêm-thành do đường bộ kéo ra mặt Nghệ-an, để hợp với quân Thoát-Hoan. Thoát-Hoan được tin ấy, sai Ô-mã-Nhi dẫn quân đi đường bể vào Nghệ-an, tiếp ứng cho Toa-Đô, để đánh tự mặt trong ấy ra ngoài này. Lại dàn chiến-thuyền tự sông Phú-lương đến mãi sông Đại-hoàng,[1] chia ra giữ các bến.


  1. Thuộc huyện Nam-sang phủ Lý, trên liền sông Thiên-mạn, dưới thông sông Giao-thủy.