Trang:Hung Dao Vuong.pdf/66

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 65 —

Đó là Hà-Đặc làm phụ-đạo-tử (chức quan mường) ở hạt ấy, biết trước rằng quân Nguyên thế nào cũng kéo qua, mới làm hình nhân to lớn bằng nan ấy, và cắm một mũi tên vào cây to, để cho quân giặc trông thấy hồ nghi không dám tiến binh. Quân Nguyên quả nhiên kinh chạy. Hà-Đặc thừa thế dẫn quân xuống núi đuổi đánh. Đuổi mãi đến làng A-lạp, ở đó cách một con sông, quân Nguyên chạy khỏi qua cầu, sai quân cất bỏ cầu. Hà-Đặc đuổi đến nơi, sai quân bắc cầu phao kéo sang đuổi theo. Trương-Hiển ngảnh cổ lại xem thì không thấy tướng nào to nhớn, mới quày lại đánh nhau. Trương-Hiển vốn là tướng khỏe mạnh, Hà-Đặc địch không nổi, bị Trương-Hiển giết chết. Quân Hà-Đặc thấy chủ tướng bị giết, tan vỡ chạy về. Trương-Hiển sai quân vây bọc cả lại, bắt sống không sót một người nào.

Trương-Hiển lập trại đóng quân ở đấy.

Có ngựa lưu-tinh chạy về Tràng-an báo tin với Hưng-đạo vương. Hưng-đạo vương lập tức đưa hịch ra Thăng-long, sai Trần-quốc-Toản, Phạm-ngũ-Lão dẫn quân lên đánh Trương-Hiển. Hai tướng phụng mệnh dẫn quân mới lên đến huyện Đan-phượng. Em Hà-Đặc là Hà-Chương cũng bị Trương-Hiển bắt được giam trong trại. Hà-Chương nhân lúc đêm khuya, giết hai tên lính canh ngục, trốn thoát ra ngoài, lại lấy được cờ hiệu, áo giáp và ngựa, chạy về đến nửa đường gặp Trần-quốc-Toản dâng nộp, và thuật truyện đầu đuôi làm vậy.

Quốc-Toản bàn với Phạm-ngũ-Lão sai quân mặc áo giáp giặc, lấy cờ giặc làm hiệu, cho Hà-Chương dẫn đường lên cướp trại Trương-Hiển. Sáng tinh sương hôm ấy, Quốc-Toản dẫn quân đến trước trại. Trương-Hiển không ngờ, vẫn tưởng là quân mình, chưa kịp phòng bị. Chợt đâu quan quân đánh ập vào, Trương-Hiển giật mình, vội vàng mang quân ra trại cự địch, Quốc-Toản đánh bừa vào. Quân Nguyên bối rối chạy trút về mé sau. Lại gặp phải Phạm-ngũ-Lão đánh tự sau trại vào, phóng hỏa đốt trại. Trương-Hiển dẫn bại quân chạy ra mé sông, xuống thuyền về bến Đại-mang. Lại bị chiến-thuyền của Dã-Tượng, Yết-Kiêu chặn mất đường thủy. Trương-Hiển nghĩ hết đường lui tới, bó giáp xin hàng.

Toa-Đô đóng quân trên sông Thiên-mạc, nghe tin Trương-Hiển bại trận đã hàng rồi, mà các bến thì chỗ nào cũng có quan quân án ngữ, mới lui quân về đóng ở Tây-kết, cho người đi dò xem quân tình của Thoát-Hoan làm sao.

Quân thế của Hưng-đạo vương bấy giờ phấn trấn lắm. Các