Hoàng-tỷ họ Trịnh, húy là Thương, chăm-chỉ đạo đàn-bà; buồng-the hòa-thuận, nhà ngày càng thịnh. Sinh ba con: cả là Học, giữa là Trứ, út là Nhà-vua. Ông Cả chịu cơ-nghiệp của ông, cha truyền lại, không may ngắn số.
Nhà-vua nối nghiệp ông, cha, rất là kính-cẩn. Tuy gặp thì loạn lớn, mà chí càng bền. Lẩn dấu vào núi rừng, chăm nghề cày-cấy. Bởi ngài giận quân giặc cường-bạo lấn-hiếp, nên càng chuyên tâm về các sách thao-lược. Khánh-kiệt của nhà, hậu-đãi khách-khứa...
Năm Mậu-tuất, bắt đầu họp tập quân-nghĩa, đóng đồn trên sông Lạc-thủy. Trước sau gồm hai mươi mấy trận đánh, đều đặt mai-phục! dùng kỳ-binh; lánh quân hăng; lừa lúc mệt; lấy ít địch nhiều; lấy yếu chống mạnh.,.
Năm Bính-ngọ, đánh ở Tốt-động (giờ thuộc Hà-đông), được lớn. Bèn tiến lên vây Đông-đô (Hà-nội).
Năm Đinh-vị, quân cứu-viện của giặc là An-viễn-hầu Liễu Thăng, đem mười vạn quân từ Quảng-tây tiến sang; Kiềm-quốc-công là Mộc Thạnh, đem năm vạn quân từ Vân-nam tiến sang. Một trận đánh ở Chi-lăng, Liễu Thăng nộp đầu; chém quân giặc hơn vài vạn; bắt sống được tướng giặc là lũ Thôi Tụ, Hoàng Phúc hơn ba trăm người; quân-lính hơn ba vạn miệng. Đem tơ sắc cùng binh-phù bắt được của Liễu Thăng đưa sang cho quân Vân-nam. Mộc Thạnh thấy thế, đem quân đêm trốn. Nào chém đầu, nào bắt sống, không thể xiết chép. Khi ấy trấn-thủ ở thành Đông-quan, là bọn Thành-sơn-hầu Vương Thông, trước đã cùng quân ta giảng hòa chưa quyết, đến bây giờ xin ra thề ở trên sông Nhị-hà. Các kẻ trấn-thủ thành-trì các nơi, đều mở cửa ra hàng.