Trang:Nam Hai di nhan liet truyen.pdf/39

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 39 —

Ngài lập tức viết lại đối rằng:

Thổ tiệt bán hoành; thuận giả thượng, nghịch giả hạ.[1]「土 截 半 橫 順 者 上 逆 者 下。

Quận He trông thấy, vừa sợ vừa thẹn, không dám đánh nhau nữa. Mới sai người đem vàng bạc hối lộ cho người quyền-thần phủ chúa Trịnh tên là Đỗ-thế-Giai, giả tiếng xin ra hàng, mà kì thực muốn dùng chước hoãn binh. Đỗ-thế-Giai nhận lễ, nói với chúa Trịnh. Chúa Trịnh tin nhời cho hàng, và phong cho quận He làm Ninh-đông hầu, truyền đem thủ-hạ lại chầu.

Phạm-đình-Trọng khăng khăng một mực xin đánh, thề không chịu cùng với giặc sống ở đời. Có quan Thự-phủ nhân có hiềm riêng với ngài, gièm pha với chúa Trịnh, để chúa Trịnh triệu ngài về kinh. Ngài thì biết cơ quận He trá hàng, mới đóng quân lại ở đồn Bôi-thị, và chiêu mộ thêm quân cường tráng các huyện Thanh-hà, Tứ-kỳ, Thượng-hồng, Vĩnh-lai, chia làm hai cơ nghĩa-binh, đặt tên gọi là cơ Thanh-kì và cơ Hồng-vĩnh, sai hai tướng thủ-hạ thống lĩnh hai cơ ấy.

Quan Thự-phủ gièm với chúa Trịnh rằng:

— Phạm-đình-Trọng chẳng khác gì Huyền-Đức, mà Thanh-kì thì là Quan-Võ, Hồng-vĩnh thì như Trương-Phi. Nay ông ta cầm đại binh ở ngoài, hoặc sinh bụng bất trắc thì làm thế nào?

Chúa Trịnh vốn tin ngài, không nói gì đến, lại đưa cho một bài thơ để ngài yên tâm.

Về sau quận He quả nhiên không ra hàng, cướp bóc vùng đông-nam lại càng nhũng lắm. Triều-đình sai quận Côn lĩnh binh đi đánh. Khi sang qua sông Nhị-hà, đến trạm Điêu-dao, bị giặc đánh lừa, bắt sống được quận Côn, chư quân tan vỡ mất cả. Giặc bắt triều-đình phải chuộc quận Côn 300 lạng bạc. Kinh-thành nhao nhác cả lên.

Chúa Trịnh lại sai ngài đi đánh. Ngài lập tức phái binh các đạo và quân nghĩa-binh tiến tiễu, đánh nhau ở Gia-phúc, Quảng-xuyên, An-ninh, Tông-hóa trận nào cũng được, giặc phải trốn đi nơi xa, dân vùng ấy lại được yên ổn.

Khi trước ở bến Hồng-đàm châu Vạn-ninh, là một nơi rất hiểm ở miền bể đông. Có đám giặc Quan-lan, tụ đồ đảng giữ chỗ ấy


  1. Nghĩa là chữ thổ cắt bỏ nửa nét ngang đi, phải thì là chữ thượng, trái thì là chữ hạ. Có ý chê kẻ kia phản nghịch.