Trang:Nam Hai di nhan liet truyen.pdf/48

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 48 —

Sứ Cao-ly làm xong trước.

Nhời tán rằng:

« Uẩn long trùng trùng, Y-Doãn, Chu-Công, Vũ tuyết thê thê, Bá-Di Thúc-Tề. »[1]

Bấy giờ Mạc-đĩnh-Chi chưa nghĩ ra ý tứ làm sao, nhác trông sang quản bút bên kia viết, biết là nhời nhẽ như thế, mới suy ra mà đề một bài như sau này:

« Lưu kim thước thạch thiên địa vi lô; nhĩ ư tư thời hề, Y Chu cự-nho! Bắc phong kì lương, vũ tuyết tái đồ; nhĩ ư tư thời hề, Di, Tề ngã-phu; Y! dụng chỉ tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ hữu thị phù? »[2]

Đề xong dâng lên, vua Tàu cầm bút khuyên chữ Y, phê rằng: « Lưỡng quốc trạng-nguyên » (Nghĩa là trạng-nguyên hai nước.)

Thường khi cưỡi lừa đi đường, chạm phải ngựa của người Tàu. Người kia đọc lên một câu rằng:

« Súc ngã kị mã, Đông-di chi nhân dã! Tây-di chi nhân dã! »[3]

Đĩnh-Chi ứng khẩu đối rằng:

« Át dư thừa tư, Nam phương chi cường dư! Bắc phương chi cường dư! »[4]


  1. Đang lúc nắng nẫu nực, thì như ông Y-Doãn, ông Chu-Công (ý là đắc dụng với thời). Đến khi mưa tuyết lạnh ngắt, thì như ông Bá-Di, ông Thúc-Tề (ý là xếp xó một chỗ).
  2. Nắng chẩy vàng tan đá, giời đất như lò lửa, người về lúc ấy ví như Y, Chu hai ông quan to, gió bắc lạnh lẽo, mưa tuyết lấp đường, người về lúc ấy ví như Di, Tề hai người chết đói. Than ôi! Khi dùng đến thì ra, khi không dùng đến thì cất đi, chỉ ta với ngươi được thế thôi.
  3. Chạm vào ngựa của ta cưỡi ấy là người Đông-di hay người Tây-di?
  4. Chắn đường lừa của ta đi, thử xem người phương Nam khỏe hay là người phương Bắc khỏe?
    Câu ra thì dùng chữ sẵn ở sách Mạnh-tử, câu đối thì dùng chữ ở sách Trung-dung cho nên hay mà tài.