Quí-Đôn đọc thì không sai lẫn một ly nào, nhưng người lý-trưởng cũng chưa dám quyết. Đến lúc chiếu sổ ra thu các món, thì phải cả, không ai cãi cọ gì, mới biết là Quí-Đôn sáng dạ.
Năm 18 tuổi, đỗ Thủ-khoa. Ai cũng chắc Quí-Đôn thi hội thì đỗ Trạng-nguyên. Có một ông quan triều bảo với ông Trung-hiếu-công rằng:
— Nước ta lâu nay không có Trạng, khoa này con ông hẳn đỗ được Trạng-nguyên.
Lại hỏi rằng:
— Nội các sách, công-tử đã xem được hết cả chưa?
Ông kia nói:
— Sách nhà tôi thì cũng nhiều, duy còn thiếu một bộ « Trinh-quán chính-yếu », vậy thì ngài có bộ ấy, xin cho cháu nó mượn xem vài hôm.
Ông kia cho mượn, nhưng bỏ ra vài tờ, để ra đầu bài, vì thế khoa ấy Quí-Đôn chỉ đỗ Bảng-nhãn.
Khi đỗ rồi, hai cha con cùng làm quan thời vua Hiến-tôn nhà Lê. Vua có khen rằng:
— Hai cha con nhà ngươi, cùng có bụng trung-quân ái-quốc, thế mới gọi là trung-hiếu truyền già!
Về sau. Quí-Đôn phụng mệnh sang sứ bên Tàu, các quan Tàu, thấy người thông-minh, ai cũng có lòng kính trọng.
Có một ông Tú-tài Tàu vào bậc hay chữ, thông cả thiên-văn địa-lý tướng-số. Nghe tiếng Quí-Đôn là người anh-tài nước Nam, có ý muốn thử. Một bữa rủ Quí-Đôn đi chơi chùa xem bài văn bia. Ngọn chùa ấy, ở cạnh bờ sông, cứ mỗi buổi chiều thì có nước thủy-triều tràn lên, ngặp cả bia. Khi Quí-Đôn mới xem xong thì nước đã kéo đến, ông Tú-tài dắt Quí-Đôn về chơi nhà, hỏi lại bài văn bia, thì Quí Đôn đọc cả bài, không nhầm một chữ nào. Ông kia chịu là thông-minh.
Ông Tú-tài kia bảo với Quí-Đôn rằng:
— Tôi xem tướng ông, về sau tất phải tội cách hết chức tước, Tôi có ngôi mộ ở trước chùa Quang-minh bên nước Nam, ông có về nước, trông nom sửa sang giúp cho tôi; sau 20 năm nữa, thì tôi chắc đỗ Trạng mà sang xứ bên ấy, thì tôi sẽ cứu cho ông.
Quí-Đôn vâng nhời từ về, tìm thấy ngôi mộ ấy sửa sang lịch sự. Về sau, con và một người học-trò Quí-Đôn, cùng có tiếng hay chữ. Đến khoa thi, vua Lê chúa Trịnh đánh cuộc với nhau: vua thì đoán con Quí-Đôn đỗ đầu; chúa thì đoán học-trò Quí-Đôn đỗ đầu. Nhưng Quí-Đôn dặn người học trò đánh cháo văn cho con