Trang:Nam Hai di nhan liet truyen.pdf/84

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 84 —

Dân làng ấy thấy vậy, lập miếu tô tượng để thờ. Về sau, nước lụt vỡ đê, tượng trôi vào làng An-nhân, làng ấy lại lập một tòa miếu khác để thờ. Miếu ở cạnh bờ sông Hồng-giang, mé trước ngảnh vào con đường cái chính xứ đông-bắc. Thần linh ứng lắm, kẻ qua lại mà ngạo ngược thì có tai nạn ngay. Các khách buôn thuyền qua lại cửa đền, có đồ lễ vào thì buôn bán đắt hàng. Tục truyền những khách buôn chum vại vào bán chợ Hồng, ai mà vào đền lễ thì buôn bán thông đồng chóng hết lắm; mà ai không lễ, thì ế mãi không bán được, thường phải quẳng bỏ ngoài bến sông, nếu không thế thì tất lại có sự sóng gió lo lường

Lịch-triều cũng có phong-tặng làm thượng-đẳng-thần. Miếu ấy đến giờ vẫn còn.

31. — Phạm-ngũ-Lão[1]

Phạm-ngũ-Lão là người học-trò ở làng Phù-ủng, huyện Đường-hào, tỉnh Hải-dương, (bây giờ thuộc về huyện Ân-thi, tỉnh Hưng-yên) có sức khỏe lạ thường, muôn người khôn địch.

Phạm-ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, đủ cả văn võ tài lược. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến Ngũ-Lão mới theo nghề học nho. Trong hai mươi tuổi đã có tính khảng khái. Trong làng có một người tên là Bùi-công-Tiến đỗ Tiến-sĩ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ-Lão không thèm đến.

Bà mẹ Ngũ-Lão bảo rằng:

— Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút.

Phạm-ngũ-Lão thưa rằng:

— Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ, mà con đi mừng người ta, thì con lấy làm nhục lắm.

Ngũ-Lão tính hay ngâm thơ, thường ngâm một bài rằng

Ngọn giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân tỳ hổ át sao Ngâu.
Công danh nếu để còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe truyện Võ-hầu.

Nhà ở bên cạnh đường cái, có một khi Phạm-ngũ-Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt, sực có Trần Hưng-đạo vương tự trại Vạn-an vào kinh, quân quyền kéo đi rất đông. Quân tiền-hô thấy Ngũ-Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt


  1. Xem truyện « Hưng-đạo-vương » thì rõ sự tích.