Bước tới nội dung

Trang:Nam Hai di nhan liet truyen.pdf/87

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 87 —

Một hôm, đi qua huyện Lam-sơn, giời đã tối, xung quanh không có cửa nhà nào, chỉ có một ngọn miếu thờ thần, mới vào nghỉ trong miếu ấy. Đến canh ba, phảng phất nghe có tiếng xe ngựa rầm rầm, và nghe có tiếng bảo ông thần trong miếu rằng: « Hôm nay trên thiên-đình hội các bách-thần, định lập thiên-tử nước Nam, việc ấy quan hệ to, mời ngài đi với tôi nhân thể ». Ông thần trong miếu nói rằng: « Tôi dở có quí-khách dưới trần chọ đây, không sao đi được, ông có được nghe điều gì, xin về bảo cho tôi được biết ». Cuối canh tư lại nghe có tiếng về báo rằng: « Thiên-đình đã đinh xong ngôi Hoàng-đế nước Nam rồi, tức là người ở Lam-sơn, huyện Thụy-nguyên, họ Lê tên Lợi. Thượng-đế cho đến giờ thân, ngày thân, tháng thân thì khởi binh, mười năm mới yên xong thiên-hạ ».

Nguyễn-Xí nghe rõ ràng các câu ấy, gà gáy thức dậy, tìm đến làng Lam-sơn, hỏi thăm vào nhà Lê-Lợi, kể rõ lại những việc nghe thấy truyện như thế.

Lê-Lợi bấy giờ đã có 300 thủ-hạ, sắp sửa muốn ra dẹp loạn, nghe thấy nói, lập tức khởi binh ngay tháng bảy năm ấy.

Nguyễn-Xí theo giúp Lê-Lợi đánh nhau với quân nhà Minh, xông pha trong đám mũi tên hòn đạn, đánh đến đâu quân Tàu tan ra đến đấy. Trong 10 năm giời, lập lên rất nhiều công trạng. Đến khi thiên-hạ bình-định, Lê Thái-tổ cho Nguyễn-Xí là sáng nghiệp đệ nhất công-thần, và phong làm Nguyễn quốc-công, cho quốc tính gọi là họ Lê.

Nguyễn-Xí làm quan trải ba triều: Thái-tổ, Thái-tôn, Nhân-tôn, khi có giặc giã thì đi dẹp, khi thường thì lại vào túc-vệ trong cung cấm. Khi vua Nhân-tôn bị Nghi-Dân cướp ngôi (con cả vua Thái-tôn, phải bỏ không được lập), Nguyễn-Xí đem binh dẹp loạn, giết được bọn đồ đảng của Nghi-Dân là Phạm-Đồn, Phan-Ban, rồi bỏ Nghi-Dân đi, đón Bình-nguyên vương lập lên, tức là vua Thánh-tôn. Nguyễn-Xí vì có công ấy lại được tiến lên làm chức Thái-úy, Cương quốc-công.

Bấy giờ Nguyễn-Xí có 12 con, cũng được phong tước làm quan tại triều, quyền thế hách dịch nhất thời ấy. Vua thấy lồng lẫy quá, sai đào con sông Cấm-giang ở làng Sái-xá, để triệt long mạch làng ấy, thân long chảy ra huyết ba ngày.

Một hôm, năm con làm quan trung-úy, cùng chết một ngày, từ bấy giờ con cháu sa sút.