Trang:Nam Hai di nhan liet truyen.pdf/96

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 96 —

Tháng bảy năm Nhâm-tuất đức Thế-tổ định xong Bắc-thành, triệu Thành cho làm Tổng-trấn, cả thảy 11 trấn đều thuộc về cả.

Năm Gia-long thứ bảy, Bắc-thành bốn trấn nổi giặc, giả danh tôn Lê. Thành làm khúc hát « Điểm-mê » để hiểu dụ. Dân gian có người làm khúc « Tố-khuất », đổ tội quan-lại nhũng nhiễu, cho nên nổi giặc. Thành sức các địa-phương quan đi hiểu dụ khắp mọi nơi, và sai các tướng tiến tiễu, đều dẹp yên cả.

Năm thứ mười, Thành phụng mệnh sung chức Tổng-tài sửa lại luật lệ, định thành 20 quyển, 398 điều, tâu xin in cả để thi hành.

Năm thứ mười ba, gặp tang đức Thừa-thiên hoàng-hậu (sinh ra ông hoàng-tử Cảnh), đức Thế-tổ muốn để ông hoàng-tử đệ-tứ (đức Minh-mệnh) làm thừa tự, vào chủ tế. Thành ngại rằng lòng văn tế khó xưng hô, đức Thế-tổ bảo rằng: « Con phụng mệnh cha, để mà tế mẹ. danh chính ngôn thuận, can gì mà không nên. » Nhưng Thành vẫn có ý bất mãn. Sau có khi đương buổi triều, đức Thế-tổ hỏi Thành rằng: « Nay hoàng-tôn Đán (con ông hoàng-tử Cảnh) còn nhỏ, trong hàng các con, nên lập ai là phải? » Thành thưa rằng: « Đích-tôn thừa trọng, mới là chính lễ. Nay bệ-hạ muốn chọn người khác, biết con chẳng ai bằng cha, chúng tôi không dám dự đến việc đó, »

Từ đấy Thành vào triều kiến, thường tâu xin lập ngôi chừ-nhị[1], đức Thế-tổ nín nặng. Thành lại càng nghi sợ.

Con Thành là Thuyên đỗ Cử-nhân khoa Quí-dậu, hay làm văn thơ, giao thông tân khách, nghe thấy Nguyễn-văn-Khuê, Nguyễn-đức-Nhuận là người Thanh-hóa, hay chữ có tiếng, mới làm một bài thơ sai tên môn-hạ Nguyễn-trương-Hiệu cầm ra mời vào chơi. Hiệu đem bài thơ ấy đưa cho Hình-bộ Thiêm-sự Nguyễn-hựu-Nghi. Nghi vốn oán Thành, xui Hiệu cầm bài thơ ấy mách Lê-văn-Duyệt. Duyệt với Thành hai người vốn không hòa với nhau, mới cầm bài thơ vào triều mật tâu: « Thuyên làm thơ có ý bội nghịch[2]. » Đức Thế-tổ cũng không hỏi chi. Sau Hiệu cứ giữ bài thơ ấy làm chứng, đón Thành đi chầu về, nắm áo đòi tiền hối-lộ. Thành bất đắc dĩ phải bắt Hiệu và Thuyên tống ngục, liền vào chầu tâu vua, đức Thế-tổ


  1. Là ngôi Thái-tử.
  2. Trong bài thơ có câu kết: « Thử hồi nhược đắc sơn trung Tể, tá ngã kinh luân chuyển hóa ky. » Nghĩa là: Hồi này nếu được Tể tướng trong núi, giúp ta kinh luân chuyển động cơ trời.