Trang:Nam Hai di nhan liet truyen.pdf/99

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 99 —

tâu rằng: « Việc binh quí hồ thần tốc, mưu mô cốt phải quả quyết. Nay đóng quân mãi ở đây, thời mỏi mệt mà vô công; tiến ra lấy được Phú-xuân, thời thành Bình-định này không phải đánh mà tức khắc giải vây; đó là một trước đánh cờ thí xe vậy ». Đức Thế-tổ nghe lời, quả nhiên thu phục được Phú-xuân.

Năm Nhâm-tuất, Gia-long nguyên niên, Duyệt được thăng làm Khâm-sai chưởng Tả-quân doanh Bình-sơn tướng quân, tước quận-công, cùng Lê-chất đem binh-bộ đi tiên phong, dẹp yên Bắc-hà.

Khi ấy có vua Chân-lạp là Nặc-chân phải Xiêm-la đánh đuổi, chạy sang Gia-đinh. Đức Thế-tổ cho Duyệt vào làm Tổng-chấn Gia-định, để điều đình xử chí việc Xiêm, Lạp, và đưa Nặc-chân về nước. Duyệt tâu xin đắp thành Nam-vang (Pnom-Penh), thành Lư-yêm để lưu quân bảo hộ Chân-lạp.

Trước kia Duyệt vốn là tì-tướng, thường phải theo tiết chế Nguyễn-văn-Thành. Lúc lâm trận, tính Thành hay trì trọng, mà Duyệt thì quả cảm hăng hái, thường lập được công to, uy danh lừng lẫy cũng bằng Thành. Nhưng Thành ghét Duyệt là người quyến giới, bởi thế hai người không hòa với nhau.

Khi ấy có người Thanh-hóa là Nguyễn-hựu-Nghi trước làm môn-khanh Nguyễn-văn-Thành, vì phải quở trách, trốn sang làm môn-hạ Duyệt. Nghi lại sai tên Nguyễn-trương-Hiệu sang theo hầu Thuyên là con Thành, để rình xem Thuyên làm những điều gì. Sau Hiệu lấy được một bài thơ đem đưa cho Nghi. Nghi nói với Duyệt rằng: « Con Thành là Thuyên làm thơ chiêu dụ người đồng quận, lời rất bội nghịch. » Duyệt tin lời Nghi, mật đem bài thơ ấy tâu vua; việc án Thuyên gây ra từ đó.

Năm Minh-mệnh nguyên niên, Duyệt lại vào trấn thủ Gia-định, dẹp yên giặc sư Kế ở Chân-lạp.

Năm Minh-mệnh thứ 13, Duyệt thấy ngoài Bắc-thành, chia thành tỉnh, bãi chức Tổng-trấn; chỉ duy Thành Gia-định còn có Duyệt cho nên chưa bãi. Duyệt nghĩ mình già yếu, dâng sớ xin từ chức, vua không cho.

Ngày 30 tháng 7 năm ấy, (1832) Duyệt mất, thọ 69 tuổi. Duyệt làm việc hay tự chuyên, dụng hình hay quá lạm. Nhưng một