Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/21

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.

TRIẾT-HỌC BÌNH-LUẬN


TRIẾT-HỌC LÀ GÌ ?

Nói triết-học thì ai cũng nghĩ đến một môn học nghiêm-trang, cao-kỳ, huyền-bí, bàn những sự cao-xa, xét những nhẽ thâm-thúy, người thường không thể hiểu được. Lắm người chỉ nghe đến tên triết-học mà sợ, tưởng như cái yêu-thuật của một bọn hư-tưởng dùng để huyễn-diệu người đời. Bởi nhiều người tưởng nhầm về triết-học như thế, nên triết-học đã hầu coi như một món không có quan-thiết gì đến sự thực, đến việc đời, mà nhà triết-học, nhà thuyết-ký đã thành danh là những người sống trong mộng vậy. Nhưng mấy người hiểu rõ cái mục-đích của triết-học là gì, cái phương pháp của triết-học thế nào, cùng bởi sao mà triết-học là một sự học ích-lợi thiết-yếu cho người ta. Vậy trước khi bàn đến những vấn-đề về triết-học, tưởng nên giải-nghĩa triết-học là gì. Đó là cái mục-đích của bài này.

Các nhà triết-học từ xưa đến này đã giải nghĩa chữ triết-học ra nhiều cách lắm, nếu thuật lại cả thì một quyển sách cũng không hết được. Nhưng trong bấy nhiêu nghĩa tất có một cái gốc chung ; ta nên tìm mà biểu cái gốc chung ấy ra, tức cũng đủ tạm giải được triết-học là gì.

Phàm nói triết-học là nghĩ ngay đến một sự học chung, chủ cái đại-thể, đại-khái. Vậy xét một từng thứ nhất thì có thể giải triết-hc là sự nghiên-cứu những nhẽ chung, những sự đại-khái.

Nhưng mà những nhẽ chung, những sự đại-khái ấy khng có rõ cho ta trông thấy ngay được. Thường nó lại phản-trái hẳn với cái hiện-tượng bề ngoài.

Vậy phàm học triết-học là phải nghiên-cứu cho sâu, mới phát-minh được những nhẽ chung, những sự đại-khái ấy.

Như học lịch-sử : lấy cái thiển-kiến mà xét thì lịch-sử bất quá là một mớ lộn-nhộn những công-việc riêng của từng người. Nhưng lấy cái nhỡn-tuyến nhà triết-học mà xét, thì biết những công-việc của người đời trước cũng chưa đủ, phải coi mỗi việc như một cái máy mà tháo nó ra từng mảnh, tìm xem cái cơ-quan nó thế nào, cách nó vận-động làm sao, cái tâm-lý của người chủ-động, cái tình-thế lúc khởi-hành. Nhà triết-học lấy những hiện-tượng bề ngoài là cái biểu-diện của những phép-tắc sâu-xa, nên thường phải nhìn qua cái hiện-tượng ở ngoài mới thấu được cái phép-tắc ở trong. Bởi vậy mà ông Platon ngày xưa nói triết-học là sự học cái vô-hình, ông Aristote thì giải triết-học là sự nghiên-cứu những « cứu-cánh-nguyên-lý » cùng những « tối-hậu-nguyên-nhân » (recherche des premiers principes et des dernières causes).

Những sự của triết-học học đã là siêu-việt ra ngoài hiện-tượng trông thấy, thì không có thể tự-nhiên mà biết được. Phải có suy-nghĩ mới lý-hội được. Nên xưa nay sự suy-nghĩ vẫn cho là cái phương-pháp tất-yếu của triết-học, mà cả triết-học cũng thường giải là một sự suy-nghĩ về sự-vật vậy.

Vậy thì học triết-học là phải khái-niệm để gồm lấy những sự đại-khái, nghiên-cứu để tỏ ra những nhẽ sâu-xa, suy-nghĩ để hội lấy những mối siêu-việt. Nhưng cớ sao mà phải khái-niệm,