Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/24

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
100
NAM PHONG

Thế-giới ví như một cái cảnh nhớn, có núi có nước, có cây có rừng, có hang-hốc, có suối-khe, có chim kêu vượn hót, có gió thổi nước bay, trăm nghìn vẻ kỳ-kỳ lạ-lạ. Đi len-lỏi vào những nơi rừng rậm hang sâu để xét từng hòn đá ngắm từng cái cây, ấy là nhà khoa-học chuyên-môn. Chèo chót-vót lên trên đỉnh núi cao, ngửng lên cúi xuống, ngắm nghía bốn bể, để thu lấy cái đại thế một mảnh giang-sơn trong giời đất, ấy là nhà triết-học vậy. Chắc đứng cao mà trông thì tường sao được bằng người bước đến tận nơi mà nhìn, nhưng cái nhỡn-giới mênh-mông biết chừng nào ! Phàm người cao-thượng khao-khát những sự tuyết-đích thì cảnh-tượng ấy không phải là không có một cái thú lạ.

Phạm Quỳnh.


TỔ TRIẾT-HỌC NƯỚC PHÁP : ÔNG DESCARTES
CÙNG SÁCH « PHƯƠNG-PHÁP-LUẬN »
(Discours de la méthode)

Xét lịch-sử trong thiên-hạ thì thấy hễ hết một thời-đại hắc-ám, thường xuất-hiện ra một bực đại-triết biến-đổi cả cách tư-tưởng cũ mà đặt ra một nền-nếp mới. Nước Pháp trong suốt đời Trung-cổ, cho đến đầu thế-kỷ thứ 15, thực đã trải qua một thời-kỳ hắc-ám : quốc-văn chưa thành, bọn học-thức trong nước chỉ thiên-trọng chữ la-tinh ; triết-học thì gồm cả trong tay đảng giáo-sư, hoặc là lẵn với khoa thần-học, hoặc là biện-nạn về mấy quyển sách cổ của La-mã Hi-lạp, sự tư-tưởng như bị giam-hãm trong những lề-lối nhất-định, không sáng-nghĩ được điều gì mới lạ. Cái tình-thế sự học ở nước Pháp về đời bấy giờ cũng tức như nho-học ở nước ta khi xưa vậy. Ta trọng ông Chu ông Trình thế nào thì người Pháp cũng trọng ông Aristote, ông Platon như thế, mà không phải là cái hình-thức mà thôi. Lấy một đoạn sách cổ, người kia biện ra thế này, người này nạn ra thế kia, cãi-cọ nhau suốt ngày, không thành kết-quả gì : đó là cái lối học triết-lý đời bấy giờ. Nhưng bắt đầu từ thế-kỷ thứ 15, người Pháp đã biết lấy cái áp-chế của La-mã Hi-lạp làm nặng, khái-nhiên muốn tự-lực học-vấn lấy, tư-tưởng lấy, không quản gì phản-trái với những tiền-triết đời Cổ-đại. Bấy giờ mới xuất-hiện ra những nhà văn-sĩ như ông Rabellais, ông Montaigne, lấy quốc-âm làm văn-tự, gây dựng ra một nền văn-chương mới. Chữ la-tinh từ đấy không dùng làm quốc-văn nữa, thành một lối « tử-văn », chỉ còn dùng trong kinh nhà đạo mà thôi. Rồi đột-nhiên sinh ra một bực đại-triết, phá-đổ cả cái học-vấn cũ mà gây dựng ra một nền triết-học mới. Nhà đại-triết ấy là ông Descartes, đời sau suy-tôn là ông tổ triết-học ở nước Pháp. Tuy cái học của ông đã có một vài phần cũ rồi, không hợp với thời nay nữa, nhưng cái phương-pháp của ông đặt ra để học triết-lý thì thực là một cái công-trình tuyệt-tác, một cái lâu-đài rất vững-bền mà rất trang-nghiêm, chưa dễ bao giờ đã suy-truyển được. Vì cái phương-pháp ấy là do nhẽ phải thiên-nhiên, không phải do cái thành-thuyết của người đời trước, nên người ta còn phải dùng đến nhẽ phải để suy-xét sự-