Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/26

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
102
NAM PHONG

phie), Trước ông đã có soạn một bộ sách về quang-học theo cái thiên-văn-học của ông Copernic [1], sau được tin ông Galilée [2] phái Giáo-hoàng làm tội thì ông bỏ sách ấy không làm nữa, không phải rằng ông tự lấy làm nhầm, nhưng sợ tội lây đến mình. Tuy vậy cái học của ông cũng là trái với chính-truyền của đạo Thiên-chúa. Năm 1666, hồi cải táng di-hài ông về nhà thờ Sainte-Geneviève, có lệnh trên cấm giáo-sư Lallemand không được đọc văn-tế ông. Hồi sách « Phương-pháp-luận » cùng các sách khác về số-học của ông mới xuất-bản, ông cũng bị những nhà thần-học về đạo La-mã cùng đạo Cải-lương phản-đối lại nhiều lắm. Nhất là bọn Cải-lương đối với ông lại kích-liệt lắm nữa. Họ cáo ông là không tin Thiên-chúa, sách vở của ông đã suýt phải bị đốt.

Ông nhọc vì những sự tranh-biện vô-ích ấy, lại không chịu đội ơn vua Louis thứ 13, bèn nhận nhời bà nữ-hoàng Christine nước Thụy-điểu (Suède) năm 1649 mời sang ở kinh-đô nước ấy là thành Stockholm. Khi mới đến, người Thụy-điểu hoan-nghênh ông rất là trọng-thể. Nữ-hoàng muốn xin ông dạy triết-học ; ngày ngày cứ năm giờ sáng ông vào cung diễn-thuyết về triết-học, những nhà danh-sĩ cùng những bực quyền-quí đến nghe rất đông. Một hôm ông bị cảm-hàn, ngày 11 tháng 2 năm 1650 thì tạ thế, thọ được 54 tuổi.

Ông tính trầm-mặc quả-giao, thích ở tĩnh-mịch, không đi lại với ai, chỉ có một người bạn thân là giáo-sư Marsennc, phàm thư từ giao-thiệp với các bực danh-sĩ Âu-châu đời bấy giờ cũng là bởi một tay giáo-sư cả. Ông không ưa gần chúng, không muốn nhờ ai giúp việc gì, thường nói rằng : « Những người hoặc là muốn biết hoặc là muốn học thêm mà tự-ý hiến công để giúp ta, thì không những thường-thường là những người chỉ biết hứa mà không thực-lực giúp được gì, ngồi bàn không thì không khôn-khéo lắm mà rút lại chẳng nhời bàn nào thành công, không những thế lại còn bắt ta phải đền công mà giả-quyết cho những điều nghi-vấn, không thì cũng bắt ta ngồi cùng mà nói những truyện vô-ích, nói bao nhiêu là ta mấy bấy nhiêu thì-giờ vậy. » Bởi vậy, ông có việc gì đáng thuê thì ông thuê người làm, không hề lụy nhờ ai, vì ông nói : « Phàm con nhà nghề, cùng đại-để những người có thể giả-tiền được, thì mình đối với họ lấy cái lợi mà đãi, cái lợi là cái kế diệu hơn cả, họ ham lợi mình khiến làm gì tất cố sức làm cho mình vừa ý. » Người ta ở đời đã từng có khi lấy sự giùm-giúp của bè-bạn làm phiền làm nặng hơn cái công mướn của kẻ làm thuê thì mới biết nhời ôn nói là phải. Tuy ông đối với thế-nhân giữ cái lhái độ lạnh-nhạt như thế, mà cái ảnh-hưởng của ông trong xã-hội đương-thời rất là sâu-xa mà đầm-thấm. Cho hay những người đại-trí ở đời không biết chiều chúng cho chúng yêu, thường bỉ chúng mà chúng phải phục ; cái thiên-tài vốn là một vậy quí của giời đất, dẫu chí-ngu cũng biết cảm vậy.


  1. Ông Nicolas COPERNIC là nhà thiên-văn-học người Ba-lan (Poloane). Ông phát-minh ra trước nhất rằng các hành-tinh vừa quay chung quanh mình. vừa quay chung quanh mặt giời. Sau bị giáo-hoàng bắt tội vì cái lý-thuyết ấy trái với thánh-kinh. — Sinh năm 1473, mất năm 1543.
  2. Ông GALILÉE, chính tên là GALILES GALILEE, là nhà số-học, lý-học, thiên-văn-học, người Y-đại-lợi, sinh ở thành Pise năm 1564. Ông chế ra cái hàn-thử-trâm, cái thiên-lý-kính. mà theo cái thiên-văn-học của ông Coperniec, xướng lên rằng chính mặt giời chớ không phải địa-cầu là trung-tâm của thế-giới ta, địa-cầu thực là quay chung quanh mặt giời. Giáo-hội làm án cái học-thuyết ấy là trái với thánh-kinh, bấy giờ ông đã 70 tuổi phải ra trước tòa thẩm-phán xin lỗi mới được khỏi tội thiêu.