Bước tới nội dung

Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
111
KHOA-HỌC BÌNH-LUẬN

Cây đã có cách nói truyện được với ta, thì hễ ta hỏi thấy nó giả nhờ, chẳng khác gì như kích-thích một con vật thì cái cân-cốt nó rung-động lên. Thử lấy cái kim với cái « đồng-hồ điện có gương » (galvanomètre à miroir), mà cầm một cây cải hoa lên ; lấy máy truyền điện (tức là thay vì cái óc cây) phóng một cái tia sáng vào bảng, nhìn vào đấy thì thấy cái thân cây lúc truyền điện vào nó rụt lại, rồi nó lại rãn ra.

Những máy dùng để thí-nhiệm thì thuộc về hạng hoặc máy « truyền-động », hoặc máy « truyền quang » hoặc máy « truyền điện ». Nhưng thứ thường dùng nhất là cái máy « thu-âm » (enregistreur résonant). Lấy sợi tơ buộc một lá cây vào cái cán-cân nhỏ, cán-cân ấy đặt vào máy rất cẩn-thận như lắp cái đồng-hồ vậy. Giữa cán-cân ấy buông thẳng một sợi đồng nhỏ, ở gần đầu gập thước-thợ lại để cho cái đầu nhọn nó giáp với một mảnh pha-lê bôi nhọ khói, mảnh pha-lê ấy có thể hạ thấp xuống được. Cái đầu nhọn sợi đồng thì vạch nét được ; cũng tức như một cái bút chì vậy. Lấy một cái từ-điện [1] để gần vào, thì cái đầu nhọn ấy rung động lên, mỗi giây đồng-hồ là mấy lượt đó, vạch thành vết chấm ở trên mảnh pha-lê. mỗi một nét chấm ấy là chỉ một phần thời-giờ.

Tiên-sinh thí-nghiệm thì làm như thế này : Lấy điện mà kích-thích một lá cây trinh-nữ, rồi cho máy chạy. Mảnh pha-lê hạ xuống dần dần ; bấy giờ thấy cái đầu nhọn sợi tơ chạm vào cái pha-lê, vạch thành một giòng những nét chấm. Tức là câu giả-nhời của cây trinh-nữ. Cái lá bị kích-thích, bèn phản-động lại, kéo sợi tơ mà làm nghiêng cái cán-cân đi. Thí-nghiệm cả thẩy không đầy năm giây đồng-hồ. Xét những nét chấm trong cái giòng viết ấy thì biết rằng trong mười phần một phần giây đồng-hồ cái cây bị kích-thích bằng điện đã bắt đầu phản-động lại rồi. Thử đếm số những nét chấm thì biết cái lá rung-động rồi lả xuống cả thẩy có trong ba giây đồng-hồ. Lại thử xét đại-thế cái đường chấm cong thì biết cái kích-thích đã mạnh mà nhanh là chừng nào.

Tiên-sinh đã chế được những máy tinh-nhuệ mà thí-nghiệm như thế thì minh-chng rằng người ta thường chia các giống thực-vật ra giống có cảm-giác với giống không cảm-giác là vô-nghĩa. Giống nào cũng có cảm-giác cả, từ củ su-hào, bắp cải tây, cho đến bông hoa-hồng, cành thược-dược.

Thực-vậtthần-kinh không ? — Người ta nhấc cái gì nặng, hay dơ cánh tay lên, không phải là muốn dơ hay muốn nhấc bao nhiêu lần cũng được đâu. Làm mãi thì mỏi, không sao làm được nữa. Nhưng nếu nghỉ ít lâu rồi lại làm thì lại thấy khỏe tay như lúc trước. Cái cây cũng vậy, nó vận-động thì nó cũng nhọc ; cũng cần phải nghỉ-ngơi. Càng dễ kích-động thì lại càng cần phải nghỉ lắm. Tiên-sinh thí-nghiệm cây trinh-nữ chẳng khác gì như con ngựa non bị hãi mà không chịu tiến lên. Cái cây bị kích-thích thì là nó rung-động lên mà vạch vào mảnh pha-lê thành một đường chấm cong ; nhưng nó đã bị kích-thích rồi thì cũng như con ngựa bị hãi, phải một khắc đồng-hồ mới yên hồn.

Cây phản-động với các thứ thuốc-độc cũng vậy. Tiên-sinh lấy một cây trinh-nữ đem trị rượu mạnh, không đổ ngay rượu vào, nhưng cho ngửi cái hơi rượu bốc lên. Để cây vào

  1. Tức ta gọi là điện nam-trâm.