Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/36

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
112
NAM PHONG

trong một cái hộp kín, cho hút lấy khói rượu. Trông thấy kiến-hiệu ngay : chắc là cây say rượu. Không thể nghiêng - ngửa chệch-choạng như người say rượu được, nhưng xét cái chấm nó vạch vào máy thu-âm thì biết là cái hiệu say mê. Như thế thì một cây trinh-nữ say rượu hay một người say rượu tưởng cũng không khác gì nhau. Xét cái đường chấm thì thấy chỗ cao vọt lên, chỗ thấp sụt xuống, như lúc đương say lắm không biết gì, với lúc đã hơi tỉnh mà hình như hối-hận vậy. Đem nó ra ngoài không khí mát, một chốc thì lại thấy nó tỉnh táo như thường.

Những cách thí-nghiệm như thế mà đem ứng-dụng ra để thử các vị-thuốc cùng các chất hơi thì thật là có ích-lợi lắm. Vì nếu thí-nghiệm ngay ở cây được thì đến lúc nghiên-cứu dược-tính tất được giản-tiện nhiều. Nếu thí-nghiệm cùng nghiên-cứu đã kỹ-lưỡng thì tất biết rõ các vị thuốc phải nên dùng thế nào mà dùng lúc nào, không sợ sai nhầm.

Bose tiên-sinh muốn, thí-nghiệm xem cây có thần-kinh hay không, bèn lấy cây trinh-nữ, mà trị nó đủ cách, lúc thì đánh đạp, lúc thì để yên-lặng một chỗ. Lấy một cây để vào trong cái nắp pha-lê, ở một nơi tĩnh-mịch yên lặng. Tức cũng như người ta, buộc một cánh tay lại, không cử động đến, tất không mấy nỗi mà tay mềm yếu đi. Cây trinh-nữ cũng vậy, không bị cái gì kích-động đến thì nó cũng mềm-yếu đi. Tiên-sinh cho nó tiếp-xúc với cái máy thu-âm, để bút cho viết, thì không thấy viết tí gì cả, mới biết rằng đã tên mất tay rồi. Sau tiên-sinh đem ra mà vầy mó, đánh đập. Cái kiến-hiệu cũng tựa-hồ như cái cánh tay đã lâu không cử-động đến mà nay đem ra tập-luyện. Tiên-sinh đánh mạnh vào cái cây. Mỗi một roi tựa hồ như hỏi : « Roi này mày có biết đau không ? Roi này nữa có đau không ? » Dần dần cây lại hồi-phục được cái sức cũ, đến sau viết giả nhời được, tuy chưa được phân minh lắm nhưng đã thành nét.

Muốn cho khỏi nhầm, tiên-sinh lại thí-nghiệm bằng nhiệt-độ nữa. Tiên-sinh sưởi nóng cây lên thì thấy lúc nóng nó rung-động nhanh hơn là lúc nhiệt-độ bình-thường. Tiên-sinh lại đem nó xuống cái nhiệt-độ thật thấp, thì thấy nó cóng lại không viết được nữa. Tiên-sinh lại rỏ vào cây một ít cyanure de potassium là thứ thuốc-độc rất dữ, thì trong năm phút đồng-hồ cây cứng thẳng, không rung động gì được nữa.

Xem thế thì biết cây có thần-kinh.

Không những cây có thần-kinh, mà cái thần-kinh-lực của cây lại mỗi giống một khác nữa. Túng-sử tiên-sinh chỉ phát-minh được một điều ấy cũng đã đủ lưu-danh trong sử-sách khoa-học. Xưa nay ta không biết căn-nguyên cái bệnh tê trong thân-thể người ta ra làm sao. Vì cái thần-kinh-bộ của người ta cùng những giống cao-đẳng-động-vật nó phiền-phức lắm, khó lòng mà biết được cái cách nó biến-động thế nào. Đến như cái thần-kinh của cây thì rất là đơn-sơ. Nếu nghiên-cứu được rõ cái thần-kinh của cây, thì có thể mong giải được sở-dĩ làm sao mà cái chân hay cái tay mình nó thành ra tê mà không cử-động được.

Nghe thấy cây đánh trống ngực. — Xét cái thần-kinh-bộ cử-động thế nào đã là khó, xét đến cái quả tim đương động-mạch cũng lại khó nữa. Phải tìm cái gì giống quả tim mà đơn-sơ hơn để nghiên-cứu thì mới hiểu được quả tim vận-động thế nào.