Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/55

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
131
THỜI ĐÀM

quân Mĩ rất là nhiệt-thành vui-vẻ, cái cảnh-tượng không nhời nào kể xiết được.

Người Mĩ vốn có tài kinh-doanh không ai bằng, hiện đã tổ-chức được quân-đội rất mạnh, võ-trang khí-giới đủ cả, lại đương gây-dựng một hạm-đội tầu bay, nhiều đến 2 vạn chiếc. Các xưởng tầu thủy cũng cục-lực chế-tạo, để cho tróng được thật nhiều tầu mà bổ vào số thương-thuyền của Anh bị tầu ngầm Đức đánh đắm.

Trong tháng 7 mới rồi số tầu bị hại đã kém hơn các tháng trước nhiều, xem như thế thì biết cái kế đánh bằng tầu ngầm của Đức cũng là không thành hiệu được mấy tí, mà cái mưu muốn dùng tầu ngầm để vây nước Anh cũng đến thất-bại mà thôi.

Việc nội-biến ở nước Nga. Đầu tháng 7 thì cái tình-thế ở nước Nga đã thấy ràng-rạng được đôi chút.

Nhờ có thủ-tướng Kerensky thực là một bực đại anh-hùng trong nước Nga bây giờ, đương lúc bối-dối nhất-thân ra cáng-đáng cả trách-nhiệm chính-phủ, nên từ ngày 1 đến 3 tháng 7, quân Nga đánh một trận công-thế rất dữ, bắt được 1 vạn 4 nghìn chiến-tù Áo-Đức, 40 khẩu đại-bác. Mấy hôm sau nữa lại tiến lên, được một trận đại-thắng ở phía tây Stanislau, bắt được 8 nghìn chiến-tù, nhiều súng đại-bác cùng súng cơ-quan (mitrailleuses). Ngày 10 tháng 7 lại được một trận nữa, chiếm-cứ thành Haliez, đuổi quân địch chạy tán-loạn.

Giữa lúc bấy giờ thì bên Đức đương bối-dối. Thủ-tướng Bethman xin từ-chức.

Được mấy tin ấy, Đồng-minh lấy làm mừng lắm, tưởng cái giờ kết-cục đã sắp đến nơi, bọn Đức-Áo bị cặp giữa hai đầu kìm, tất không sao cựa được nữa.

Thủ-tướng Anh Lloyd Georges điện mừng thủ-tướng Nga Kerensky có câu rằng: « Xem quân Nga đánh công-thế mới rồi đắc-thắng như thế thì đủ biết nước Nga nay đã thoát khỏi áp-chế, được hưởng tự-do, tất hiểu rõ rằng hiện nay chưa thể giảng-cầu sự hòa-bình được, nước Tắc nước Tỉ còn phải chịu lầm than, công-tội các chính-phủ còn chưa biện phân-minh được, thì còn chưa thể giảng-hòa được. »

Hốt-nhiên tự ngày 18 tháng 7 thấy tin bên Nga về nguy quá: Quân Nga ở Galicie đương thua chạy, không yếm-tế được cho hữu-dực quân Lỗ; tình-thế rất là cấp.

Cùng một ngày ấy ở Nga-kinh khởi loạn, lâm-thời-chính-phủ đương bị nguy.

Không biết đầu-đuôi ra làm sao, sự-tình thế nào.

Muốn giải duyên-do việc nội-biến ấy thì phải thuật lại ngành-ngọn sự Cách-mệnh ở nước Nga, kỳ báo trước chưa kịp nói đến vì khi ấy việc còn mập-mờ lắm, nay đã rõ đầu đuôi như sau này.

Khởi lên việc Cách-mệnh là bởi Nghị-viện (Douma) cùng bọn thợ ở thành Petrograd (Nga-kinh) kết-liên với bọn quân-lính.

Ở Nghị-viện, đảng có thế-lực nhất gọi là « đảng thiếu-niên » (parti « cadet »), người đầu đảng ấy là Milioukof. Milioukof khởi lên công-cáo những tội của chính-phủ cũ. Vì ngày nay mới rõ rằng mọi sự bại-hoại trong nước Nga từ xưa đến giờ là bởi nhà vua Nga cả; vợ Nga-hoàng Nicolas II vốn là người Đức, tính quyền-mưu hiểm-độc, nhân vì chồng nhu-nhược can-thiệp vào chính-sự trong nước, tư-thông với người Đức để hại nước Nga. Dùng tiền Đức hối-lộ những bọn quyền cao chức trọng trong nước để vị Đức mà phản-quốc. Thậm-chí đến trong quân-đội, các bực tướng-tá cũng có người vị lợi