Bước tới nội dung

Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/59

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
135
THỜI ĐÀM

Ngày 19 tháng 7, thủ-tướng mới tuyên-cáo với Nghị-viện rằng chính-phủ Đức sẵn lòng nghị-hòa, không cầu chiếm đất của ai, chỉ vụ cho lĩnh-thổ nước Đức được hoàn-toàn như cũ mà thôi. Thủ-tướng xem ra cũng thuộc về bọn quân-đảng, mà sao khởi ra những nhời ôn-hòa như thế? Xem việc vận-động về sự nghị-hòa sau này thì hiểu cái mưu của nước Đức.

Nước Đức vận-động về việc nghị-hòa. Nước Đức thấy thế mình yếu mà thế Đồng-minh mỗi ngày một mạnh, tự một năm nay dùng hết kế trực-tiếp gián-tiếp để mời Đồng-minh giảng-hòa. Lần nào cũng hỏng cả. Năm nay nghĩ ra kế dùng những đảng xã-hội trong các nước để gây lên cái phong-trào hòa-bình.

Cách-mệnh Nga vừa mới khởi thì đảng xã-hội Nga chịu mệnh-lệnh tự Berlin, xướng lên mời đảng xã-hội các nước chiến-quốc đến hội-nghị tại kinh-đô nước Thụy-điển (Suède) là thành Stockolm để cùng bàn về việc giảng-hòa. Mấy người đầu đảng xã-hội nước Thụy-điển cùng nước Đan-mạch (Danemark) nhận chủ-trương việc ấy. Đảng xã-hội Đức đồng lòng với chính-phủ tựu hội trước nhất. Các nước Đồng-minh biết mưu Đức định lừa mình, cấm không cho đảng xã-hội nước mình vào hội ấy. Bọn Đức đợi đầu tháng 7 ở Stockolm không thấy ai đến cả, mới biết rằng mưu mình thô-bỉ quá không đủ đánh lừa được ai.

Nhưng nước Đức dùng đảng xã-hội không xong, lại quay về lợi-dụng cái thế-lực của ông Giáo-hoàng. Một tháng sau việc hội-nghị Stockolm, nước Áo vốn vẫn có tình thân-mật với giáo-hoàng, bèn thông-đồng với nước Đức sai giáo-hoàng can-thiệp vào để xin điều-đình việc giảng-hòa cho các chiến-quốc. Tức khắc các nước Đức, Áo, Bảo, Thổ vội vàng xin nhận nhời ngay. Bên Đồng-minh xét nhời bàn của Giáo-hoàng chẳng khác gì nhời tuyên-cáo của thủ-tướng Đức ngày 19 tháng 7, biết rằng nước Đức lại muốn đánh lừa mình, nhất-định không nhận. Thế là đến cái mưu cùng ấy cũng lại hỏng nốt.

Nói tóm lại thì đến ngày 20 tháng 8, cái tình-thế vẫn như đầu năm nay, phe Đồng-minh vẫn có thế-lực hơn đảng Đức Áo, dù có việc Cách-mệnh Nga bối-dối cũng không kém bớt chút nào.

Cứ bình-tình mà xét thì cái thế nước Đức chỉ có một ngày một nguy đi mà thôi, nhẽ tất-nhiên như thế. Xem việc Á-đông sau này thì đủ chứng thêm điều ấy.


VIỆC Á-ĐÔNG

Nước Xiêm. Ngày 23 tháng 7, nước Xiêm khai-chiến với Đức-Áo. Bao nhiêu người dân hai nước ấy ngụ ở Xiêm bị bắt và giam cả. Chiến-thuyền thương-thuyền của địch-quốc đỗ trong các cửa bể Xiêm bị tịch-ký.

Ngày nay phe Đồng-minh thêm được một nước nào để đối với đảng Đức-Áo, phải nên mừng như một sự chiến-thắng.

Nước Xiêm vào cuộc với Đồng-minh là một sự rất hay. Nước ấy tuy là dân-quốc nhỏ ở phương nam châu Á, song đã biết chịu khó chăm-chỉ cố chiếm lấy một địa-vị trong các nước văn-minh ngày nay, cái thế-lực về đường tinh-thần không phải là nhỏ.

Nước Đức vốn có cái giã-tâm muốn áp-chế cả thế-giới, nên đối với nước Xiêm vẫn chỉ lâm-le chiếm-đoạt quyền-