Bước tới nội dung

Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/7

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
83
LUẬN-THUYẾT

này : là khắp trong dân, dù nhà làm thợ rất ti-tiện, dù người làm ruộng rất nghèo-hèn, nửa năm chôn minh đến ngang bụng trong đám ruộng bùn, nếu có con cho đi học biết chăm-chỉ siêng-năng, thi đậu các khóa thi trong nước, tự trường sơ-học trong làng tiến được lên bực giải-nguyên các khoa thi cống-sĩ, thì cái người con xuất-thân hèn như thế có thể tuần-tự mà bước lên những ngôi quyền-trọng chức-cao, làm khanh-tướng, quốc-trụ, làm quan đại-thần phụ-chính, ngồi cạnh vua trong khi triều-đình hội-nghị. Lại có một điều rất đáng khen nữa, xét đấy thì biết rằng người nước Nam trọng sự học là nhường nào : là khi ông quan nhớn, ông thượng-thư phụ-chính ấy, đến tuổi già bỏ chức trọng mà hồi-hưu, vai đã gánh nặng những công-danh tước-lộc của nhà vua, thì bấy giờ lại về chốn quê hương cũ, bỏ đồ phẩm- phục một nơi, khoác cái áo vải thâm thường, mở trường học ở nhà, chính mình lại dạy học cho bọn con trẻ mới nhớn lên... »

Ấy nhời quan Toàn-Quyền khen công-đức bọn thượng-lưu trong nước ta ngày xưa là bọn nho như thế, ai nghe thấy mà chẳng cảm-động trong lòng. Ngày đã thâm-hiểu cái địa-vị của bọn nho trong xã-hội cùng lịch-sử nước ta. Bọn ấy đã sáng-nghĩ ra những đền-đài lăng-tẩm đẹp như thế kia, lại bồi-dưỡng cho cái quốc-hồn mạnh như thế ấy, xét đó cũng đủ chứng rằng bọn ấy thực đã không phụ lòng quốc-dân tôn-trọng vậy. Cái văn-minh cũ của nước Nam thực là cái công-nghiệp của bọn ấy, người nước ta dù có quên đã có tiếng kèn đồng gióng-giả của quan toàn-quyền Sarraut nhắc lại cho...

Nhưng không những là bọn thượng-lưu trong nước ta mà đáng khen, người thường-dân cũng có lắm cái tính-cách tốt, khiến cho giống Nam-việt không đến nỗi là một giống yếu-hèn cho lắm, còn có cái cơ tiến-hóa lên được nhiều. Quan Toàn-quyền cũng có mấy câu khen cả dân An-nam, rồi kết mà cổ-võ cho người Pháp quen biết cùng quyến-cố đến đất Đông-dương này, để giúp cho bản-xứ được thịnh-vượng mãi lên.

Ngài nói : « Tôi nói về xứ Đông-dương mà chưa kịp nói đến cái phần quí hóa nhất trong xứ ấy, là người dân bản-xứ vậy. Người dân bản-xứ thường chăm làm, dễ bảo, có thể cung-cấp được một cái « nhân-công » không, khéo, dễ dùng, biết am-hiểu, biết lợi-dụng các máy-móc ngày nay, từ khi chiến-tranh đã gửi sang Mẫu-quốc được hàng vạn người thợ. Đó là cái của báu vô-tận vô-giá của xứ này. Những người thợ ấy hoặc đã chuyên-môn rồi, trước làm thợ ở xưởng thủy-quân-chế-tạo Sài-gòn, hoặc trước là học-trò các trường công-nghệ của ta đặt ra, hay hoặc là những người thôn-dân chất-phác hôm trước mới ở chốn nhà quê ra, hiện nay dùng ở các xưởng thủy-quân, các xưởng đạn-dược, các xưởng tầu bay, làm việc giỏi rang, chỉ hiềm các nhà công-nghệ nước Pháp ta chưa mấy người biết đến. Những người ấy sau này sẽ là những tay giúp việc rất có ích cho ta