Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/13

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.

LUẬN-THUYẾT

BÀN VỀ VĂN-MINH HỌC-THUẬT NƯỚC PHÁP

Văn-minh học-thuật một nước là biểu-hiệu của cái tinh-thần nước ấy. Cái tinh thần ấy phát-hiện ra nhiều cách, nhưng rút lại có mấy cái đặc-tính nó phân-biệt nước ấy với các nước khác, khiến cho nước ấy có một cái hình-dung riêng trong vạn-quốc, một cái địa-vị riêng trong thế-giới vậy. Phàm các nước nhớn đời xưa đời nay, đã có ảnh-hưởng đến cuộc tiến-hóa của nhân-loại, đều có một cái tinh-thần riêng như thế cả. Cái tinh-thần ấy cũng tức như cái nhân-cách của từng người vậy. Nhân-cách mỗi người một khác, phát-hiện ra cái cách tư-tưởng, cảm-giác, sự cư-xử, hành-vi của mỗi người. Tinh-thần một nước cũng vậy mà phản-chiếu vào cái văn-minh học-thuật của nước ấy. Vậy muốn lý-hội được nghĩa sâu một cái văn-minh học-thuật nào, tất phải hiểu cái tinh-thần riêng của nước đã sinh-thành ra cái văn-minh học-thuật ấy.

Nay thử hỏi các nhà tây-học nước ta, sau khi đọc xong một quyển sách hay bằng chữ Pháp, sách văn-chương hay sách nghị-luận, sách tiểu-thuyết hay sách nhàn-đàm, thì cái cảm-giác ra làm sao ? Tất ai ai cũng từng nhận rằng cái cảm-giác ấy có nhẹ-nhàng mà thiết-thực, thơm-tho mà mặn-mà ; cái hương, cái sắc, cái điệu, cái tình nó có một vẻ thiên-nhiên mà đườm-nhuận, thanh-tao mà đậm-đà, thực xưa nay ta chưa từng được hưởng biết bao giờ. Cái cảm-giác ấy tui không nói ra ra nhời được, nhưng phàm người nào đã hơi hiểu văn-chương nước Pháp đều thấy phảng-phất như thế cả. Bởi đâu mà văn-chương nước Pháp có cái sức cảm-hóa sâu-xa mà đặc-biệt như thế ? Bởi cái tinh-thần riêng của nước Pháp vậy.

Ngày nay người nước ta đã quyết-chí theo đòi văn-minh học-thuật nước Pháp để nhờ đấy mà noi lên đường tiến-bộ ; vậy tưởng nên biết cái tinh-thần ấy thế nào để khỏi hiểu nhầm cái văn-minh học-thuật kia.

Giải rõ được cái tinh-thần ấy, phát-biểu được cái đặc-tính của nó, không phải là một việc dễ. Tất phải am-hiểu tính-tình tư-tưởng người Pháp, thông-thuộc văn-chương xã-hội nước Pháp, lý-hội lịch-sử hiện-tình dân Pháp, mới có thể phát-ngôn một các sác-đáng được. Chúng tôi không dám tự-phụ có đủ tư-cách như thế. Nhân mới được đọc một bài luận rất hay về « Văn-minh nước Pháp » (La civilisation française) của một nhà danh sĩ bên quí quốc, Victor Giraud tiên sinh [1], thấy nhờ nhẽ thực là ứng-hợp với cái cảm-giác lúc bình-thời, tựa hồ như cái mình vẫn ám-giải một cách phảng-phất xưa nay, nay có người đến chỉ-thị, diễn-thích, phát-minh cho rất tinh-tường, khám-phá được nhiều điều hay nhẽ thực về văn-minh học-thuật nước Pháp. Vậy tưởng không gì bằng tóm-tắt đại-ý ra sau này, bàn thêm vào, để giúp cho bọn ta hiểu rõ cái tinh-thần một nước đã có tiếng gọi là « ông thầy dạy nhân-đạo » (la France, préceptrice d'humanité) cho thế-giới vậy.


  1. Tiên-sinh là một nhà « phê-bình » có tiếng ở nước Pháp. Nguyên dạy văn-chương Pháp ở tràng Đại-học Fribourg, bên Thụy-sĩ. Tiên-sinh làm bài luận về Văn-minh nước Pháp này, đã từng được hội Hàn-lâm ban « thưởng hùng-biện » (prix d'éloquence) năm 1916.