Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/15

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
11
VĂN-MINH HỌC-THUẬT NƯỚC PHÁP

Giraud tiên-sinh xét lần-lượt bốn cái bộ-phận ấy một cách rất tinh-tế, diễn-thích phân-minh, luận-chứng thâm-thiết, nhời văn bình-dị mà hùng-hồn, nét bút tả-thực mà văn-hoa, người thuật tiếc không thể truyền được cái hứng vị của của nguyên-văn sang nhời nôm sốc-nổi.

II

Trước hết xét văn-chương. Tiên-sinh nói :

« Văn-chương là cái hình-ảnh cái tinh-thần riêng, cái tính-chất riêng của một dân một nước, mà là cái hình-ảnh tự-nhiên hơn cả.

« Nói rằng văn-chương nước Pháp có nhiều nhân-đạo hơn các văn-chương đời nay thì thiết tưởng chỉ xét qua các văn-chương khác ấy là đủ biết vậy. Như văn-chương nước nga thì thiên-trọng cái thần-bí, văn-chương nước Anh thì nhiều thi-liệu, văn-chương nước Đức thì nhiều triết-lý, văn-chương nước Tây-ban-nha thì nhiều tưởng-tượng hơn văn-chương Pháp. Nhưng so-sánh với các văn-chương ấy thì văn-chương Pháp có nhiều nhân-đạo hơn. Các nhà làm văn Pháp chỉ tư-nghị đến người ta trước nhất cả, chỉ chủ hình-dung tả-mạc con người ta trong cái tình-cảnh, cái tâm tính, cái ý-tứ của mỗi người. Phàm những vấn-đề xét đến là những vấn-đề quan hệ với người ta cả, vấn đề thuộc về đạo-lý hay vấn-đề thuộc về xã-hội vậy. Bao giờ cũng là chủ-ý về cái phép sử-thế của người ta, phép sử-thế riêng của từng người hay phép sử-thế chung của một đoàn-thế. Mà các nhà làm văn ấy chước-thuật cũng là chỉ vị người ta, muốn trực-tiếp với người ta, mà chủ nhất là cái người hiển-nhiên trông thấy, chớ không phải cái người lỗi-lạc đặc-biệt, tức là người trung bình mà không phải người siêu-việt. Vậy nhời văn cốt bình-thường cho người ta hiểu được, ý-tứ cốt dản-dị cho người ta hội được. Nói rút lại thì cái mục-đích cốt-tử của các nhà làm văn ấy là dậy-dỗ khuyên-răn người đời, truyền-thụ cho người ta cái nhân-đạo vậy. Cụ Bossuet ngày xưa có phê-bình các nhà thi-nhân Hi-lạp mấy câu rằng : « Sách-vở của các bực ấy vừa có cái vẻ vui-thú mà vừa có cái vẻ nghiêm-trang. Các ngài chỉ tán-tụng những công-nghiệp có ích-lợi cho đời người ta, chỉ vụ việc công-ích, ích nước-nhà, ích cho xã-hội, thực là có cái khí-vị lương-thuần vậy. » Mấy câu ấy dùng để giải các văn-chương nước Pháp tưởng cũng không phải là không đáng.

Tiên-sinh đã giải cái tính cách chung của văn-chương nước Pháp như thế rồi, bèn cứ từng thời-đại, từng văn-phái mà bàn cho rõ thêm mãi ra.

Hai thời-đại chước-danh nhất trong văn-học sử nước Pháp là thế-kỷ thứ 17 cùng thế-kỷ thứ 18, Hai thế-kỷ ấy có khác nhau mà có giống nhu. Thế-kỷ thứ 17 thì là đời cổ-điển, thế-kỷ thứ 18 là đời cách-mệnh. Các nhà làm văn đời cổ-điển chỉ vụ nghiên-cứu cái tâm-lý người ta. Lấy người ta là một « giống rất hư-hoang, uyển-chuyển, tạp-đạp » (être merveilleusement vain, ondoyant et divers), nên phải xét nghiệm nó thật kỹ, cho giải được hết cái khóe ăn ở của nó, để tìm cách mà chữa-dậy. Vì các nhà ấy đã thông-tỏ cái tâm-tính con người ta mà biết rằng người ta tính bản ác, nếu không kiềm-chế những cái dục-tình sằng lại thì xã-hội không thể ở được. Bởi thế các nhà ấy lấy sự duy-trì xã-hội làm mục-đích, vì xã-hội có duy-trì được, lòng người có kiềm-chết được thì người ta cùng xã-hội mới được sung-sướng.