Bước tới nội dung

Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/20

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
16
NAM PHONG

Nước Pháp thành-quốc sớm, sớm đã tự-biết mình có cái tư-cách một nước nhớn. Từ đời Trung-cổ cuộc nhất-thống trong nước đã tiệm thành, tuy chưa được hoàn-toàn, nhưng cái cơ-sở đã có. Gây được cuộc nhất-thống ấy, phải nhiều phen chiến-tranh. Nước Pháp ngày xưa đã có tiếng là nước thượng-võ, đã từng biết đủ các lối chiến-tranh : chiến-tranh để giữ nước, chiến-tranh để lấy đất, chiến-tranh vị cái thế quân-bình, chiến-tranh vì cái sức bành-trướng, chiến-tranh để đổ đế-quyền, chiến-tranh để đi truyền-bá. Nhưng đại-để những sự chiến-tranh ấy chỉ chủ một mục đích : là làm cho vững bền cái vận nước vậy. Nhân làm vững-bền cái vận nước mình, mà vừa giữ được cái thế quân-bình trong Âu-châu. Vì cái chính-sách của nước Pháp xưa nay vẫn là cầm-giữ ngăn-ngừa những nước nhớn khác không được sâm-phạm đến bờ cõi, đến quyền độc-lập của những nước nhỏ, để chiếm lấy phần hơn trong Âu-châu. Cái chính-sách ấy vẫn chủ lấy nước nọ mà hạn-chế nước kia, khiến cho cái thế-lực các nước ngang nhau, mỗi nước được tự-do mà phát-siển cái quốc-túy, theo-đuổi cái vận-mịnh riêng của mình. Bởi thế cho nên khi nào có một nước hay một vua hùng-cường khởi lên, muốn đoạt các nước khác, để cướp lấy cái thế-lực to hơn, thì nước Pháp cũng can-thiệp vào đánh, cố giữ lấy cái thế quân-bình cho Âu-châu. Xem như mấy phen nước Pháp đánh nhau với nhà vua Tây-ban-nha cùng nhà vua Áo-đại-lợi thì đủ biết vậy. Chắc rằng trong những trận ấy nước Pháp cũng có cái lợi riêng của mình ; nhưng bao giờ cái lợi riêng ấy cũng hợp với cái lợi chung của Âu-châu, nên lần nào nước Pháp được thắng trận là hồi ấy Âu-châu được hưởng hòa-bình. Nước Pháp không những giữ cho các nước được quyền tự-do, độc-lập, mà lại còn đem tiền đem người đi giúp nhiều nước để khôi-phục lại cái quyền tự-do độc-lập của mình đã bị mất. Nước Mĩ được độc-lập cũng là nhờ có nước Pháp cứu-viện. Nước Ý được thống nhất thực là bởi công người Pháp nhiều. Nước Hi-lạp thoát-ly được quyền áp chế người Thổ-nhĩ-kỳ, chẳng phải là may mà được người Pháp can-thiệp và giúp ư ? Nước Pháp có công với vạn-quốc như thế, là bởi nước Pháp vốn có cái tài khéo điều-hòa cái lợi riêng của mình với cái lợi chung hoặc của Âu-châu hoặc của thế-giới. Cũng vì đó mà nước Pháp được hơn các nước khác có cái tư cách biết quên mình mà vị người, hay cổ-võ những việc nghĩa-cử, nhiệt-thành vì những tư-tưởng công-lý nhân-đạo vậy.

Hoặc có người chê nước Pháp đi viễn-chinh để lấy thuộc-địa là trái với cái lý-tưởng trong nước. Chê thế là không hiểu cái tình-thế một nước nhớn ở trong thế-giới đời nay. Nước Pháp đi lấy thuộc-địa cùng là bởi vì cái địa-vị mình trong vạn-quốc nó khiến như thế. Các nước khác đều có thuộc-địa mà mình không thì chẳng hóa ra đành chịu phần kém phần thiệt, mà không giữ được cái thế quân-bình trong liệt-cường. Một đại-quốc sao có chịu như thế ? Vả sự đi lấy thuộc-địa không phải tất nhiên là một sự phi nghĩa. Lấy đất, bắt người dân làm nô-lệ cho mình, thế là phi-nghĩa. Nhưng bảo-hộ cho một dân hậu-tiến, bênh-giữ quyền-lợi cho người dân, khai-hóa cho, dạy-dỗ cho, đưa giắt lên đường văn-minh, thiết-tưởng cái lối đi lấy thuộc-địa như thế không những là không phải là một sự phi-nghĩa, mà lại chính là một việc đại-nghĩa vậy. Cái lối ấy thực là cái lối của nước Pháp xưa nay. Cứ xét hiện-trạng những thuộc-địa của nước Pháp, từ hai châu Algérie, Tunisie, đến đất Maroc, đến đảo Madagascar, cho đến cõi Đông-dương ta này, thì đủ biết vậy.

Suốt lịch sử nước Pháp cũng là minh-chứng rằng nước ấy từ xưa đén nay vẫn biết ham-mê những việc nghĩa, biết hỗn-hợp cái nghĩa riêng của mình với cái nghĩa chung của văn-minh, của thế-giới. Hồi giặc Hung-nô sang sâm-nhập Âu-châu, bấy giờ nước Pháp chưa thành nước Pháp, mà đã ngăn-ngữ được quân giặc phải