Bước tới nội dung

Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/27

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
23
VĂN-HỌC BÌNH LUẬN

đôi ta mới lấy nhau, mình có nhớ không ?.... Tay mình làm thuốc, tất biết cái hiệu lúc nào là lúc sắp đến. Gần đến bấy giờ thì mình bảo cho tôi biết, mình bảo cả cho tôi phải dùng cái cách gì. Tôi sẽ có cái can-đảm mà theo mình. Đôi ta cùng nhau mà bước xuống cái vực thẳm, vực tối, vực sâu. Mình thử nghĩ xem, cái thẳm ấy, cái tối ấy, cái sâu ấy còn chưa thấm vào đâu với cái vắng-vẻ lặng-lẽ trong nhà ta, sau khi mình đi mà tôi còn lại... Anh ơi, xưa nay tôi vẫn biết anh là người thành-tín. Thế anh có thề với tôi điều ấy, không ?

« Chồng đáp : — Tôi thề với mình.

« Vợ nói : — Thế thì tôi cảm ơn.....»

Hai người lúc nói bấy nhiêu câu, không còn gì là cái tâm-tính thường nữa. Thực là hai người cuồng-sảng, mà trong cơn cuồng-sảng đã đem cái ái-tình ra ngoài giới-hạn thiên-nhiên. Vợ hiến mình cho chồng, chồng nhận nhời của vợ, trong lúc bấy giờ cũng là thánh-thực trong lòng cả, nhưng mà sở-dĩ một người hiến như thế, một người nhận như thế, chẳng phải là một sự phi-thường, ư ? Bởi đâu mà gây nền một sự phi-thường như thế ? Cái chết thường nó vẫn là một sự rất dễ-dàng mà sao đây nó gian-nan trắc-trở như thế ? Chẳng qua là bởi cái quan-niệm của hai người ấy về sự chết vậy. Hai người cho cái chết là cái hết, lấy cái chết làm một sự vô-nghĩa, coi cái chết như một cái thiên-tai vậy. Kìa như hai vợ chồng mình, đương xum-hiệp vui-vầy, mọi về sung sướng ở đời không thiếu gì cả, có đủ tư-cách mà diễn một cuộc ái-tình như xưa nay người đời chưa từng trông thấy nhiều lần, đáng phải sống cho trọn cái đời êm-ái ấy thì mới là hợp nhẽ. Cớ sao mà đương nửa chừng, bài kịch đương giữa hồi hay, cái chết đã vội đến phá đám như thế ? Một sự sẩy ra vừa ác-hại mà vừa vô-nghĩa như thế, thì dù sức người không thể cưỡng được, nhưng lòng người cũng không thể nhận được. Chết thì đành là phải chịu, nhưng không chịu rằng một cái chết chướng-ngược như thế là phải nhẽ. Bởi vậy mà trong cơn điên-cuồng tức-giận, nghĩ đến những kế cùng để phản-đối với cái chết cho cam-tâm. Tựa hồ như thách cái chết rằng : Đôi ta đương ham mê nhau, mày ác, mày hại, mày đến lìa hai người ra, mà phá đổ cuộc nhân-duyên. Nhưng ta thử hỏi : Đôi ta cùng đi cả thì mày ác với ai ? mày hại ai ? mày lìa ai ?.. Đó thực-là một câu nói cùng vậy. Danh-y cũng là vào bậc những nhà bác-học tin cuộc sinh-tử là một cuộc hợp-tan, trước sau đời người là cái hư-không cả ; cho nên đến lúc chính mình sắp phải vào cái cõi hư-không ấy, nghĩ nó thẳm, nó tối, nó sâu là chừng nào mà ghê, mà sợ. Phu-nhân là còn nhà bác-học, lại chịu cái tư-tưởng như chồng vậy. Cho nên lúc biết cái nguy-cơ của chồng, muốn cứu giúp chồng, muốn làm cho cái chết nó khỏi nặng-nề cho người yêu, tưởng không gì bằng là cùng chết với chồng. Đến sau ngẫm nghĩ ra, không phải rằng có hối-hận gì, nhưng mới rõ rằng cái kế ấy chưa phải là chính-đáng lắm.

Bởi cơ-hội gì phu-nhân ngẫm-nghĩ như thế ? Vì sự suy nghĩ ấy là miễn-cưỡng, cứ tự-nhiên thì một người cao-thượng khảng-khái như phu-nhân, trong bụng đã quyết-định một việc, tất không có xét lại rằng việc ấy hay hay là dở, phải hay là chăng nữa. Phương chi cái việc mình quyết-định lại là một việc không duy-kỷ, rất đại-lượng, tức cũng như bên giáo gọi là một việc « cứt vớt linh-hồn » vậy.

Cái cơ-hội nó khiến cho phu-nhân miễn-cưỡng mà suy-nghĩ đến cái việc