Bước tới nội dung

Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/34

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
30
NAM PHONG

những nghề khôn-khéo, khóe đua-tranh thời nay, mà chiếm lấy quyền-lợi trong trường kinh-tế. Về phần ấy ta còn thiếu-thốn nhiều ; ta phải bổ lấy sự thiếu-thốn ấy, phát-đạt cái năng-lực riêng của ta. Nói rút lại thì người ta phải khôn, của phải giàu, thì nước ta mới thịnh-vượng được. Về phần phẩm thì ta phải thâu-nhặt cái văn-minh tư-tưởng mới để bổ cứu cái văn-minh tư-tưởng cũ của ta. Ta phải mở-mang trí-thức, rèn đúc tính-tình, gìn-giữ những thói cao-nhã đời xưa, chớ nhiễm những lối thô-bỉ bây giờ, bảo-tồn lấy quốc-túy, bồi-dưỡng lấy quốc-hồn. Nói rút lại thì ta cần về cái lượng bao nhiêu, ta phải chăm về cái phẩm bấy nhiêu, chớ thiên-trọng một đường nào.

Như thế thì cái vấn-đề về phẩm lượng tưởng cũng có quan-hệ đến ta lắm vậy.

Bởi vậy dịch bài sau này.

Nhời người dịch.

I

Người Âu-châu sang Mĩ-châu, ngồi trong xe hỏa trông thì đất Mĩ-châu tựa hồ như một bãi sa-mạc mông-mênh. Như ở xứ Argentine thì bát ngát những đồng-điền xanh dì, chốc chốc đến một cái nhà ga, đằng sau có một dãy 4, 5 cái nhà đỏ một từng gác, thì mới gọi là nhớ rằng trong cái sa-mạc ấy có người ở. Ở xứ Brésil thì giời nắng trói lọi, chỉ thấy tịt-mịt những dãy núi tối, trong đám có mấy cái sáng hơn, là những cái đã đốt rừng để giồng cà-phê. Nhưng trong bấy nhiêu dãy núi, cái tối cũng chư cái sáng, mắt cố nhìn mà không trông thấy nhà cửa là cái dấu rằng có người ở. Phải đi hàng giờ mới gập được một làng. Ở Bắc-Mĩ cũng vậy, nhất là về tây-bộ, bát ngát những khoảng rộng vắng tanh, dần dần mới thấy nhiều thôn-lạc chơm chởm những ống khói ; làng nọ cách làng kia không xa nhau lắm nữa, rồi vụt chốc xe hỏa đi vào giữa đám nhà cửa ; nhà cửa cứ kế tiếp nhau mãi không rứt ; mặt nào cũng nhan nhản những ống khỏi ; giữa đám nhà nhỏ đột khởi lên những nhà lầu thật to, như người Khổng-lồ đứng giữa đám người Chim-chích; trong phố trông thấy những xe điện, xe tự-động chạy. Tức là một nơi đô-hội nhớn vậy. Một nửa triệu, một triệu, hai triệu người chồng chất nhau ở đấy, hàng nghìn cái ống khói rợp giời, chung quanh là khoáng-dã, vì xe hỏa lại đi thì lại chạy vào quãng đồng không mông quạnh, buồn rứt vắng tanh.

Mình là người Âu-châu, quen ở một xứ đông người nhất trong thế-giới, đâu đâu cũng có nhà cửa, từ bờ bể cho đến cùng những đỉnh núi người ở được, mà trông thấ những khoảng không vô cùng vô hạn như thế, thì thực là một cái cảnh-tượng kỳ lạ vậy. Nhưng mà những đồng điền núi non ấy trông ra vắng-vẻ mà thực không phải là bỏ không. Người ta đã kiệt-lực dùng những cơ-khí rất mạnh mà cày bừa, đào xẻ, bới móc cái đất ấy đủ mọi cách cho mỗi năm sinh-sản ra được vô-số là thóc lúa, bông thuốc lá, cà phê, lông chiên, thịt, vàng, bạc, đồng than, sắt, như cái kho vô-tận chàn ra khắp thế-giới như nước vỡ đê. Rồi những sản-vật ấy đem về các nhà máy những tỉnh nhớn ở bắc Mĩ mà chế-tạo ra nhanh chóng và nhiều biết chừng nào ! Âu-châu thường hay hoặc quá khen, hoặc quá chê Mĩ-châu, nhưng có một điều dễ sự thực còn quá hơn cái ý-tưởng người Âu-châu : là sự giàu có của châu Mĩ. Không bao giờ, không nơi nào người ta làm ra của nhanh bằng và nhiều bằng ở nước Hoa-kỳ cùng mấy nước nhớn ở Nam-mỹ, như nước Argentine, nước Brésil, kể từ nửa thế-kỷ 19 đến giờ. Đời xưa người ta còn mơ tưởng cái vườn hoa vàng quả bạc trong truyện thần-tiên, ngày nay tựa hồ